Trong ẩm thực cung đình từ xa xưa ở Việt Nam, người ta dùng cụm từ “bát trân” để gọi tên cho những món ăn quý hiếm, cực kỳ khó tìm. Bên cạnh đó, những món ăn thuộc “bát trân” đều có công dụng cực kỳ tốt đối với sức khỏe và chỉ được dùng để dâng vua. Qua bài viết dưới đây, Yến sào Vĩnh Phước sẽ liệt kê cho các bạn những món được nằm trong danh sách bát trân là gì nhé.
>>> Yến Sào Vĩnh Phước – Khẳng định thương hiệu bằng giá trị cốt lõi
Nguồn gốc của tên gọi “bát trân” trong ẩm thực tiến vua
Từ thời xa xưa, người dân quan niệm vua chúa chính là thiên tử (con của trời). Do đó những gì quý giá, hiếm có và tốt nhất chỉ có vua mới được dùng. Kể cả trong ẩm thực, những món ăn được chế biến từ nguyên liệu càng quý hiếm, càng khó tìm thì nó cũng sẽ được dâng lên cho bậc đế vương thưởng thức.
Trong số tất cả những món ăn được dùng để dâng vua, có 8 món được làm từ nguyên liệu quý và phải trải qua công đoạn chế biến cầu kỳ để trở thành mỹ vị. Chúng không chỉ là một món ăn ngon mà còn là bài thuốc bồi bổ sức khỏe. Gia tăng sự trường thọ cho các bậc quân vương nên được mệnh danh là bát trân.
Dù ở thời xưa chưa có nhiều nghiên cứu và tài liệu có thể chứng minh được hết các công dụng của bát trân là gì. Nhưng 8 món ăn này vẫn rất được coi trọng. Bởi để tập hợp đủ các nguyên liệu sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức và thậm chí là gặp nguy hiểm.
Danh sách nhưng món ăn nằm trong bát trân
Khi đã hiểu được nguồn gốc tên gọi bát trân là gì, chắc hẳn bạn cũng sẽ tò mò về những món ăn nằm trong danh sách trong này. Dưới đây là lên những món được xếp vào hàng quý hiếm trong ẩm thực nước ta thời xưa:
Món thứ nhất: Yến Sào
Yến sào hay tên gọi khác là tổ yến được hình thành từ nước bọt của loài chim yến. Chúng sinh sống trong những hang động gần vách núi hoặc ngoài đảo biển. Tổ của chúng có vẻ ngoài khá giống chén uống trà và được dùng để ấp trứng, nuôi chim non.
Để có thể thu hoạch được tổ yến, người thợ cần phải leo lên các vách đá cao cheo leo và phải canh vào thời điểm chim non bay đi thì mới lấy tổ. Công đoạn này cực kỳ nguy hiểm, nhất là vào thời xưa khi chưa có nhiều công cụ bảo hộ như bây giờ.
Do đó, số lượng yến sào thu hoạch hàng năm rất ít nên rất quý, chỉ có các quý tộc hoặc bậc vua chúa mới có thể sử dụng. Yến sào có tác dụng hữu ích trong việc bồi bổ hệ thần kinh, hô hấp, tim mạch và xương khớp cho người dùng. Nó làm tăng sức đề kháng và cải thiện hệ miễn dịch bởi thế nên yến sào được xem là món ăn trường thọ dùng để dâng vua.
>>> Chia sẻ kinh nghiệm bán yến sào online cho người mới bắt đầu
Món thứ hai: Nem công
Nem công được chế biến từ phần da và thịt của chim công đã được giã mịn. Sau đó phải trải qua quá trình lên men trong vòng ba ngày sẽ được món ăn hoàn chỉnh. Thịt công có tính mát, lành tính và có thể đào thải được nhiều loại độc tố ra khỏi cơ thể nên rất được các bậc vua chúa yêu thích.
Món thứ ba: Chả phượng
Món chả phượng được chế biến từ chim trĩ, loài chim có phần đuôi dài, đẹp và trông giống với chim phượng. Người ta thường sẽ bắt chim trĩ về rồi lọc lấy phần thịt nạc, cho vào cối giã nhuyễn cùng với mỡ của gà trống. Tiếp đến cho thêm gia vị vừa ăn rồi bọc lá chuối đem đi hấp chín là được.
>>> Nhân sâm và yến sào-Những công dụng bất ngờ cho sức khỏe
Món thứ tư: Da Tây Ngưu ( tê giác)
Tê Giác là loài động vật có phần da khá dày nên để làm được món này, ngự trù sẽ chọn phần ở bên trong nách. Sau đó, mang phần da này đem đi phơi khô và sấy lửa trong 100 ngày.
Sau khoảng thời gian này, ngự trù tẩm rượu da Tê Giác khoảng một tháng rồi lại mang ra phơi tiếp cho đến khi nào khô thì cất vào hộp. Chính vì công đoạn sơ chế và nấu món này vô cùng cầu kỳ, phức tạp nên nó chỉ được dùng để dâng cho vua thưởng thức.
Món thứ năm: Tay gấu
Chi trước của gấu sau khi bắt về sẽ bị chặt đi và đem nhúng vào chảo mỡ đun sôi khoảng 100 lần để sạch hết lông và mềm thịt. Sau đó, các ngự trù thêm các thảo mộc quý hiếm để chế biến thành món ngon bổ dưỡng để dâng lên đế vương.
Món thứ sáu: Môi Đười Ươi
Để bắt được đười ươi vô cùng khó khăn và gian nan vì đây là loài linh trưởng rất thông minh. Do đó, người xưa cần dựa vào tập tính của loài động vật này để dụ nó sập bẫy, môi của đười ươi là bộ phận được lấy đi và chế biến thành những món ăn dành riêng cho vua chúa.
Món thứ bảy: Thịt chân voi
Ngoài phần ngà thì chân voi cũng là nguyên liệu được dùng để làm thành món ăn bồi bổ sức khỏe cho đức vua. Người ta thường sẽ chỉ lấy thịt voi khi nó qua đời vì đây là loài động vật quý hiếm.
Gân Nai – món thứ tám trong bát trân
Để làm được các món ăn từ gân nai, đầu bếp cần dùng lửa thui phần đùi để làm sạch lông dính trên đó. Tiếp đến, họ cho bộ phận này vào nồi và hầm trong nhiều tiếng để thịt mềm ra.
Khi đùi nai đã chín, ngự trù vớt ra và tách lấy phần gân đem đi ngâm trong hỗn hợp muối và giấm để khử mùi. Cuối cùng là cắt gân nai thành từng đoạn vừa ăn rồi hầm chung với thảo mộc và nguyên liệu quý khác và dâng lên cho nhà vua.
>>> Yến sào-mong muốn khỏe mạnh không nên bị giới hạn bởi tuổi tác
Cho đến hiện này, chỉ có yến sào là loại thực phẩm được phép sử dụng vì những nguyên liệu khác đều thuộc danh mục thú quý hiếm và nghiêm cấm săn bắt. Do đó, nếu muốn thưởng thức một trong 8 món của bát trân là gì, bạn nên tìm đến Yến Sào Vĩnh Phước để có thể mua được tổ yến chất lượng với mức giá hợp lý.