Hướng dẫn sử dụng yến sào đúng cách cho người đau dạ dày. Yến sào được biết đến rất tốt. Tuy nhiên để ăn yến mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe thì bạn cần phải biết ăn yến đúng cách với những chỉ dẫn sau đây.
Các sử dụng yến sào đúng cách cho người bị đau dạ dày
Người bị đau dạ dày cần chú ý “thời điểm vàng” để ăn yến sào
Bạn có thể ăn yến vào bất cứ thời điểm nào trong ngày nhưng tốt nhất là trước khi đi ngủ. Ăn yến vào lúc này sẽ giúp cơ thể hấp thu được nhiều dinh dưỡng hơn. Nguyên nhân là do nồng độ nội tiết trong cơ thể ở thời điểm này được tăng lên cao nên giúp hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Cách chế biến yến sào đúng cách:
Yến có nhiều cách chế biến khác nhau nhưng cách chế biến tốt nhất là chưng cách thủy. Cách này giữ được nguyên hương vị và dưỡng chất có trong tổ yến. Do yến có mùi vị không quá đặc trưng nên người ăn có thể kết hợp với các nguyên liệu bổ dưỡng khác như táo đỏ, thịt gà,…
>>> Bạn đã biết mẹo phân biệt yến sào thật – giả?
Lượng yến ăn phải vừa đủ:
Tuy yến rất bổ dưỡng nhưng không vì thế mà càng ăn nhiều càng tốt. Ngược lại, ăn nhiều tổ yến sẽ dẫn tới tình trạng tiêu hóa kém do cơ thể hấp thu nhiều chất dinh dưỡng. Mỗi ngày, bạn chỉ nên ăn khoảng 20g yến sào.
Tần suất ăn yến:
Duy trì liều lượng yến khoảng 20g mỗi ngày và ăn khoảng 3-4 ngày trong tuần là tốt nhất.
Sau bao lâu ăn yến có tác dụng:
Tác dụng của tổ yến cụ thể ra sao còn phụ thuộc vào thể trạng từng người. Thông thường, sau 1 tuần sử dụng tổ yến là người ăn có thể bắt đầu thấy được các tác dụng.
Lưu ý những đối tượng không nên ăn yến:
Những người sau đây không nên ăn yến sào:
người bị phong hàn, cảm mạo, cơ thể hàn lạnh, tiêu chảy, viêm nhiễm đường tiết niệu, tỳ vị hư,… Do lúc này cơ thể đang chuyển hóa kém nên nếu ăn yến sào sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
Trẻ dưới 7 tháng tuổi:
Trẻ ở độ tuổi này có hệ tiêu hóa yếu. Ăn yến sẽ khó hấp thu được các dưỡng chất có thể làm cho hệ tiêu hóa bị rối loạn và gây ra bệnh đường ruột sau này.
Phụ nữ mang thai dưới 3 tháng, mới sinh:
Tổ yến có tính hàn có thể gây hại cho sức khỏe của đối tượng này.
Người bị bệnh gout:
Có thể ăn được yến sào cho yến sào không chứa chất béo. Tuy nhiên, chỉ nên ăn với lượng nhỏ vì yến sào chứa nhiều dinh dưỡng, nếu ăn nhiều có thể khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
Trẻ nhỏ từ 1-3 tuổi, người già yếu:
Nên ăn yến sào hạn chế vì lượng dinh dưỡng quá cao không hấp thụ được do hệ tiêu hóa yếu.
Giảm đau dạ dày đúng cách bằng món: yến sào hầm sữa
Yến sào hầm với sữa bò là một món ăn và cũng là bài thuốc có tác dụng chữa đau dạ dày hiệu quả. Với món yến sào pha sữa bò thì các bạn không cần phải thắc mắc: Đau dạ dày ăn yến được không hay đau dạ dày uống nước yến được không? Cùng xem cách thực hiện chi tiết dưới đây:
>>> Xem thêm: Cách nấu nước yến sào giải nhiệt
Nguyên liệu:
- 10g tổ yến
- 250ml sữa bò (có thể thay thế sữa dê, sữa hạt,…)
Sơ chế tổ yến:
- Ngâm tổ yến trong 1-2 giờ cho tới khi tổ yến tơi ra.
- Tổ yến sau khi đã ngâm cho ra một chiếc đĩa. Dùng nhíp để gắp hết tạp chất ra ngoài.
- Gắp riêng từng phần tổ yến và để trong một bát nước sạch để loại bỏ hết những tạp chất khó nhặt.
- Để tổ yến đã làm sạch vào rổ cho ráo nước.
Cách chế biến:
- Cho yến sào vào bát thêm một lát gừng tươi vào để làm mất mùi tanh của tổ yến và chưng cách thủy cho tới khi nước sôi thì thêm sữa bò vào khuấy đều.
- Đợi tới khi sữa bò sôi trở lại là hoàn thành.
Người đau dạ dày nên ăn món yến sào pha sữa bò này khi còn nóng và ăn vào buổi tối là tốt nhất. Nên sử dụng liên tục trong 4 ngày để mang lại hiệu quả.