Đối với các bệnh nhân bệnh suy thận, bên cạnh các phương pháp pháp điều trị y khoa, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày. Suy thận có ăn được yến sào không là thắc mắc của nhiều người. Hãy cùng Yến Sào Vĩnh Phước tìm hiểu nhé.

Người bị suy thận có nên ăn yến sào không?

Trong tổ yến có chứa đến 18 loại axit amin (như, Cystine, Tryptophan, Proline, Threonine, Histidine, Arginine, Leucine, Serine, Glutamic…).Ngoài ra yến sào còn rất giàu các vitamin và khoáng chất khác. Đặc biệt, hàm lượng protein chiếm đến 45-55% trong yến sào.

Do đó, việc sử dụng yến sào góp phần phát triển và nuôi dưỡng các tế bào, tái tại mô và các tế bào bị tổn thương. Bên cạnh đó, hàm lượng đạm tự nhiên cao, dễ hấp thụ ở yến rất tốt cho bệnh nhân bệnh suy thận. Thực tế cho thấy, sử dụng yến sào thường xuyên giúp hỗ trợ tăng cường quá trình trao đổi chất, giảm chóng mặt, mệt mỏi, xanh xao ở người suy thận.

Theo Y học cổ truyền, yến sào có vị ngọt, tính bình, bổ phế, vị và thận. Công dụng nhuận táo, bổ trung ích khí, bổ thận sinh tinh, kiện tỳ dưỡng huyết. Vì thế, bệnh nhân suy thận có thể sử dụng yến như một loại thực phẩm bồi bổ và tăng cường sức khỏe.

>>> Cách dùng yến sào có lợi cho sức khoẻ

Gợi ý những món ăn tốt cho người bị suy thận

Chế biến yến sào rất đa dạng các phương pháp. Tùy theo sở thích và khẩu vị của từng người, có thể lựa chọn chế biến thành các món ăn như sau:

Yến tần bồ câu bồi bổ cho người bị suy thận
Yến sào tần bồ câu cho người bị suy thận

Chim bồ câu là thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và lành tính. Vì thế, khi kết hợp chim bồ câu với yến sào sẽ trở thành món ăn đại bổ, giúp tăng cường sức khỏe, dưỡng khí huyết cho người mới ốm dậy, người bị suy nhược do đang mắc bệnh, đặc biệt là đang bị suy thận.

Chuẩn bị nguyên liệu:
  • Chim bồ câu đã làm sạch: 1 con
  • Yến sào tinh chế: 5 gram
  • Gạo nếp, nấm hương, đậu xanh, mộc nhỉ
  • Gia vị cần thiết ( muối, đường, hạt nêm, tiêu,…)
Hướng dẫn thực hiện:
  • Gạo nếp vo sạch, đậu xanh vỡ đôi, mộc nhĩ, nấm hương ngâm nở rồi thái nhỏ.
  • Cho yến và các nguyên liệu trên vào bụng của chim, nếu cần có thể dùng tăm để cố định, không cho nguyên liệu tràn ra ngoài.
  • Hầm cách thủy khoảng 1 tiếng cho nhừ, nêm thêm gia vị.
  • Ăn khi còn nóng.
Người suy thận nên ăn cháo yến thịt bằm

Cháo yến thịt bằm được xem là món ăn bổ và được khuyến khích cho người suy thận, đặc biệt là những người đang trong quá trình chạy thận, lọc máu, người vừa trải qua phẫu thuật, tiểu phẫu tại thận. Sử dụng món ăn giúp người bệnh giảm cảm giác mệt mỏi, mau chóng phục hồi sức khỏe.

Cháo tổ yến thịt bằm
Nguyên liệu chuẩn bị:
  • Yến sào tinh chế: 2 tai
  • Thịt heo xay hoặc bằm nhuyễn: 100g
  • Gạo nếp: 2 nắm
  • Nước lọc
  • Gia vị: dầu ăn, dầu mè, hạt nêm, gừng tươi, rượu trắng
Hướng dẫn thực hiện:
  • Gạo nếp đem vo sạch, để ráo rồi cho vào chảo rang qua. Châm nước vào nồi, cho gạo ninh thành cháo nhừ
  • Thịt heo đem xào kỹ với gia vị
  • Yến chưng cách thủy khoảng 25 đến 30 phút
  • Cho thịt băm và yến chưng vào cháo, nêm gia vị vừa ăn
  • Sử dụng khi cháo còn nóng

Tổ yến chưng đường phèn

Tổ yến chưng đường phèn là món ăn đơn giản nhất, dễ làm nhưng cũng rất ngon miệng. Mọi người thường lựa chọn cách chế biến này vì thực hiện khá nhanh, tiện mà lại giữ được nguyên lượng dưỡng chất.

Chuẩn bị nguyên liệu:
  • Tổ yến tinh chế: 1-2 tai
  • Đường phèn, 1 lát gừng tươi.
  • Bạn cũng có thể thêm táo đỏ, hạt chia, long nhãn,… để tăng hương vị
  • Nước lọc: 1 bát nhỏ
Hướng dẫn thực hiện:
  • Tổ yến ngâm nước ấm khoảng 10 phút cho yến nở ra
  • Vớt yến ra thố có nắp, thêm chút nước và đường phèn rồi chưng cách thủy khoảng 30 phút.
  • Thêm lát gừng tươi. Yến nở chín đều và có mùi thơm đặc trưng là được.

>>> Bạn có thể tham khảo thêm các dòng sản phẩm yến chưng sẵn của Vĩnh Phước tại đây.

Người bị suy thận cần lưu ý gì khi sử dụng yến sào?

Yến sào cực kỳ tốt cho bệnh nhân suy thận, nhất là những bệnh nhân suy thận đang trong giai đoạn hồi phục, cơ thể còn yếu. Tuy nhiên, người dùng cũng cần lưu ý một vài điểm sau để phát huy tối đa công dụng của yến và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe:

  • Lựa chọn yến sào: Người tiêu dùng cần có kiến thức nhất định để lựa chọn được loại yến tốt. Yến chất lượng cao thường có màu trắng ngà, không bị phai màu khi ngâm nước nóng.
  • Thời điểm sử dụng yến tốt nhất là sau khi ngủ dậy trức khi ăn sáng hoặc tối trước khi ngủ 30 phút. Lúc này, các dưỡng chất trong yến sẽ được cơ thể hấp thụ tối đa.
  • Người suy thận chỉ nên dùng tối đa khoảng 15g/tuần, chia khoảng 3 lần. Không nên lạm dụng và cần dùng duy trì lâu dài, đều đặn để có kết quả tốt.
  • Không chế biến yến ở nhiệt độ quá cao. Thời gian chưng tối đa khoảng 30 phút để đảm bảo giữ được chất dinh dưỡng.
  • Nếu có những triệu chứng bất thường như dị ứng khi ăn yến, nên dừng lại và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Trên đây là thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi suy thận có ăn được tổ yến không và gợi ý cách chế biến đem lại hiệu quả tốt. Chúc các bạn sức khỏe!

Bài viết liên quan