Việc ăn uống để bổ sung dinh dưỡng giúp mẹ và bé khỏe mạnh trong suốt thai kỳ là quan trọng. Dù vậy, các mẹ bầu vẫn lo lắng trước tình trạng tăng cân không kiểm soát, ăn nhiều mà vẫn không vào con. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc mẹ bầu nên ăn gì để vào con không vào mẹ. Qua đó, các mẹ bầu có thể áp dụng nhằm cải thiện chế độ ăn uống của mình.
Những thực phẩm để vào con không vào mẹ
Một trong những quan niệm sai lầm khá phổ biến của các mẹ bầu là phải ăn nhiều gấp đôi khi mang thai để nuôi cả mẹ và con. Vì vậy, trong thai kỳ, các mẹ bầu ăn uống tương đối nhiều hơn. Trên thực tế, chế độ ăn uống của các mẹ bầu cần được thiết kế một cách khoa học nhất.
1.Bổ sung tinh bột với một lượng vừa phải
Trong những tháng đầu của thai kỳ, mẹ nên bổ sung tinh bột thông qua cơm với số lượng từ 2 – 3 bát mỗi ngày, bột yến mạch, bánh mì,… Lưu ý, tinh bột có khả năng chuyển hóa thành đường gây tình trạng tiểu đường thai kỳ. Vì vậy, các mẹ bầu nên duy trì tiêu thụ lượng tinh bột hợp lý, tránh ăn quá nhiều.
>>> Công dụng của Aspartic Acid
2. Những thực phẩm giàu chất đạm
Mẹ bầu khi bổ sung đầy đủ những thực phẩm giàu đạm sẽ đảm bảo thai nhi phát triển tốt, tăng cân nhanh, chống nguy cơ dị tật thai nhi, tăng quá trình phát triển trí tuệ cho bé. Một số loại thực phẩm giàu đạm phổ biến như thịt bò, gà, heo, một số loại hải sản như tôm, cua, ốc, ngao,… để giúp cho bữa ăn được đa dạng hơn.
Tần suất sử dụng các loại thực phẩm giàu đạm cần được đảm bảo cân đối, tránh tình trạng dùng thực phẩm giàu đạm liên tục. Điều này sẽ dẫn đến chất dinh dưỡng vào mẹ không vào con.
3. Ưu tiên dùng cá
Cá là thực phẩm bổ sung DHA cần thiết để hỗ trợ phát triển não bộ thai nhi. Tuy nhiên mẹ bầu cũng nên bổ sung những loại cá dinh dưỡng với tần suất hợp lý.
Một số loại cá được khuyên dùng như cá hồi, cá mòi, cá trích, … Các mẹ bầu cũng cẩn thận tránh những loại cá có chứa nhiều thủy ngân gây hại cho sức khỏe. Khi nấu cá, nên ưu tiên việc chế biến những món thanh đạm, hạn chế sử dụng dầu mỡ và quá nhiều loại gia vị khác nhau.
>>> Bà bầu nên ăn gì để ngăn ngừa thiếu máu?
4. Rau xanh
Rau xanh là thực phẩm giàu Acid folic giúp chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mẹ bầu, ngăn ngừa dị tật ở thai nhi. Ngoài ra, rau xanh cũng chứa nhiều chất xơ, giúp giảm tình trạng táo bón, đầy bụng, khó tiêu thai kỳ.
5. Yến sào
yến sào vốn được biết đến là loại thực phẩm đại bổ giúp tăng cường sức khỏe, bảo vệ thai phụ. Yến sào thích hợp cho mẹ bầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ. Có thể chế biến yến sào thành nhiều món ăn ngon khác nhau. Lưu ý dùng liều lượng vừa phải, tần suất hợp lý để chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu. Mẹ bầu có thể dùng yến chưng sẵn, hoặc mua yến tinh chế về tự chế biến theo sở thích của mình.
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu không nên dùng yến vì nó có tính hàn, không tốt cho sức khỏe. Từ tháng thứ 4 đến thứ 7, có thể sử dụng khoảng 3gr/ ngày, đều đặn cách tuần. Đến tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên giảm tần suất dùng xuống còn 3 ngày một lần để đảm bảo an toàn.
>>> Yến sào: Bí quyết giữ gìn nhan sắc cho phái đẹp
Những điều cần lưu ý để ăn vào con không vào mẹ cho bà bầu
Bên cạnh việc ăn gì để vào con không vào mẹ, chế độ dinh dưỡng khi mang thai đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Các bà bầu trong giai đoạn thai kỳ nên đi khám thường xuyên. Từ đó, có thể thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp với thể trạng.
Về thời gian ăn uống
Bà bầu nên chia nhỏ các bữa ăn khi dùng trong ngày. Điều đó, giúp cơ thể tiêu hóa tốt nhất, từ đó, hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Số lượng bữa nên ăn trong mỗi ngày có thể tăng lên thành 6 bữa.
Về khẩu phần ăn
Đối với những bà bầu có thể trạng bình thường, có thể dùng 25% các thực phẩm chứa đạm, 25% thực phẩm chứa tinh bột, còn lại là rau, củ, quả,.. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ những thay đổi sức khỏe nào, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để thay đổi khẩu phần ăn.
Về chế độ sinh hoạt
Các bà bầu nên đi bộ đều đặn mỗi ngày tùy theo sức khỏe và thể trạng. Đồng thời, tham khảo một số các bài tập dành riêng cho bà bầu để chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Trong quá trình vận động, các bà bầu nên tránh leo cầu thang quá nhiều. Đồng thời, tránh các bài tập vận động quá mạnh.
Đồng thời, các bà bầu nên đi khám để xem xét các chỉ số trong cơ thể. Từ đó, bổ sung các loại thực phẩm chức năng cần thiết giúp nuôi dưỡng sức khỏe.
Với những thông tin về việc ăn gì để vào con không vào mẹ, chúng tôi hy vọng bạn đọc sẽ có thể thuận tiện hơn trong việc thiết lập khẩu phần ăn mỗi ngày. Mọi thông tin chi tiết về những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe mẹ bầu, đừng quên liên hệ ngay với Yến sào Vĩnh Phước để được tư vấn kỹ càng hơn nữa.