Việc bổ sung dinh dưỡng có vai trò liên kết mật thiết đến khả năng và thời gian phục hồi của bệnh nhân bị giảm tiểu cầu, không chỉ tăng số lượng tiểu cầu trong máu mà còn hạn chế các nguy cơ xuất huyết ruột, xuất huyết não…
Dấu hiệu bị tiểu cầu thấp
Tiểu cầu là các tế bào nhỏ lưu thông trong máu và tham gia trực tiếp vào quá trình đông máu. Trung bình trong mỗi ml máu có chứa khoảng 150 – 400 triệu tiểu cầu vận hành. Nếu lượng tiểu cầu trong máu của bạn thấp hơn số lượng trên, thì bạn đang bị chứng giảm tiểu cầu và cần điều trị càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, để xác định bạn có đang bị tiểu cầu thấp hay không thì bắt buộc phải thực hiện xét nghiệm. Tuy nhiên, bạn cũng có thể đoán được tình hình để có thể chủ động thăm khám kịp thời thông qua một số dấu hiệu sau đây:
- Xuất hiện nhiều vết bầm tím không rõ nguyên nhân trên cơ thể.
- Thường xuyên chảy máu chân răng, lợi.
- Vết thương khó cầm máu, máu không đông, chảy liên tục.
- Kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường
- Phân, nước tiểu hoặc khi nôn có lẫn máu
- Cơ thể mệt mỏi, suy kiệt, thường xuyên hoa mắt chóng mặt
>>> Chỉ số BMI là gì? Cách tính chỉ số BMI đúng chuẩn
Tiểu cầu thấp bổ sung thực phẩm gì để cải thiện?
Bên cạnh sử dụng các loại thuốc đặc trì thì việc xây dựng chế độ ăn uống, bổ sung dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị, phục hồi sức khỏe cho người bệnh:
Quả chà là
Chà là một loại thực phẩm mà bệnh nhân tiểu cầu thấp nên bổ sung. Loại hoa quả này có tác dụng tăng số lượng tiểu cầu trong máu nhờ chứa hàm lượng sắt, dinh dưỡng cao kích thích cơ thể sản sinh tiểu cầu tự nhiên, bù đắp lượng thiếu hụt.
Quả mơ
Nhờ hàm lượng vitamin c dồi dào trong quả mơ có tác dụng làm tăng khả năng hấp thụ sắt cho cơ thể. Bạn có thể ăn 10-15 quả mơ trong ngày để tăng cường vitamin c trong cơ thể.
Quả lựu
Tiểu cầu thấp nên ăn quả lựu bởi loại quả này rất dồi dàovitamin C, flavonoid polyphenols và các chất chống oxy hóa. Những hoạt chất này có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, đề kháng, giúp cơ thể nâng cao tiểu cầu trong máu.
>>> 7 loại thức uống tốt cho người tụt huyết áp
Quả Kiwi
Bệnh nhân bị tiểu cầu thấp rất khuyến khích bổ sung qua kiwi thường xuyên. Một trái kiwi có thể cung cấp 77% lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Hàm lượng vitamin c trong kiwi cao hơn nhiều lần so với họ nhà cam, chanh.
Không những vậy, kiwi còn chứa nhiều hoạt chất có lợi cho người mắc bệnh tiểu cầu thấp như vitamin, vitamin K, kali, folate… giúp tăng miễn dịch, bổ sung điện giải.
Tiểu cầu thấp nên ăn yến sào
Trong quá trình điều trị bệnh tiểu cầu thấp, bệnh nhân có thể bổ sung thêm các món ăn được chế biến từ yến sào bổ sung dinh dưỡng. Yến sào có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ tăng tiểu cầu, hồng cầu trong máu cũng như kích thích tế bào sinh trưởng, tái tạo, phục hồi tổn thương.
Hơn nữa, yến sào là loại thực phẩm rất dễ chế biến, có thể kết hợp cùng nhiều loại thực phẩm khác như rau, thịt để tạo ra sự đa dạng cho món ăn từ hình thức lẫn mùi vị, không gây nhàm chán khi ăn.
Đu đủ
Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến khích bệnh nhân nên bổ sung thêm vitamin C, chất xơ, folate, kali… để tăng lượng tiểu cầu tự nhiên trong máu. Trong đó, trái đu đủ có chứa rất nhiều hoạt chất kể trên. Mỗi ngày, bạn chỉ cần ăn khoảng 2 – 3 miếng là có thể đáp ứng đủ hàm lượng cần thiết cho cơ thể.
Ngoài nắm được người bị tiểu cầu thấp nên ăn gì, bạn cũng nên tránh những loại thực phẩm làm giảm tiểu cầu. Điển hình như thức ăn nhanh, các loại thịt đỏ, sữa, quả mọng, dầu động vật, đồ ăn đóng hộp…
>>> Đang bị ho hoặc mắc bệnh về hô hấp ăn yến sào được không?
Lời khuyên trong phòng tránh, điều trị bệnh tiểu cầu thấp
Cho đến nay, y học hiện đại vẫn chưa thể xác định chuẩn xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm tiểu cầu nên rất khó để đưa ra phương án phòng tránh hiệu quả. Tuy nhiên, để giảm nguy cơ mắc bệnh, bạn nên chú ý một số điểm Yến Sào Vĩnh Phước chỉ ra:
- Xây dựng chế độ luyện tập thể dục, thể thao phù hợp để tăng cường sức đề kháng và kích thích quá trình trao đổi chất của cơ thể
- Không tự ý sử dụng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ. Bởi một số loại thuốc giảm đau, kháng sinh có thể cản trợ hoặc làm giảm đến việc sản sinh tiểu cầu trong máu.
- Bổ sung các thực phẩm tươi, rau củ sạch có thành phần dinh dưỡng cao như ngũ cốc nguyên hạt, sữa ít béo, đậu, cá…
- Hạn chế sử dụng thức ăn đông lạnh, lúa mì trắng, các sản phẩm tinh chế hoặc đồ uống có cồn, chất kích thích như rượu, bia…
>>> Mách bạn 8 lợi ích của bột sắn dây đối với sức khỏe
Giảm tiểu cầu là bệnh lý nguy hiểm, khó điều trị. Bởi vậy, bạn cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng, nắm được người bị tiểu cầu thấp nên ăn gì để kịp thời bổ sung các chất cần thiết, giúp cơ thể khỏe mạnh, phục hồi tốt hơn. Nếu phát hiện các triệu chứng như thâm quầng, xuất huyết miệng, mũi… cần nhanh chóng cầm máu tại chỗ và nhập viện để được điều trị kịp thời.