Tổ yến được xem là tinh hoa của đất trời, không chỉ bởi hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao mà còn do quá trình hình thành tổ yến rất kỳ công. Để có những tổ yến chất lượng đến tay người tiêu dùng, quá trình hình thành tổ yến đã tốn rất nhiều thời gian, công sức hàng đêm của nhà yến để xây dựng nên những chiếc tổ treo leo nơi vách đá cao vút hay hang động sâu thẳm.

Tìm hiểu quá trình hình thành tổ yến

Mọi người đều biết rằng tổ yến được làm từ nước dãi của chim yến trống và mái. Bạn sẽ rất bất ngờ với quá trình xây tổ kỳ công và đầy gian nan của chúng.

Bước đầu tiên trong quá trình hình tổ yến là phải chọn nơi làm tổ

Không phải bất kỳ nơi nào chim yến cũng có thể chọn làm nhà. Chim yến chỉ ưa những nơi có cường độ ánh sáng khoảng 2 lux nhằm tránh thiên địch như cú mèo, dơi quấy phá tổ, làm hại yến non. Điều này dần trở thành tập tính đặc biệt, thường chọn làm tổ ở những nơi đã từng có tổ của những con chim yến khác. Bởi chúng tin rằng đây chính là “nơi dừng chân” trú ẩn an toàn.

Thông thường, chim yến thường chọn vị trí làm tổ trên cao, rộng rãi và thoáng như các hang động hoặc vách đá. Thêm nữa, khu vực đó cũng cần phải đảm bảo các điều kiện tự nhiên phù hợp để sinh sống và phát triển.

Tác dụng của yến sào đối với phụ nữ mang thai

Quá trình hình thành tổ yến

Mùa làm tổ của loài chim yến là vào thời điểm chim yến sinh sản. Chúng sẽ kiếm ăn vào ban ngày và trở về vào ban đêm để tiếp tục công việc xây dựng “tổ ấm”. Đây cũng là khoảng thời gian tuyến nước bọt của chim hoạt động mạnh mẽ. 

Chúng sử dụng cơ hàm ép nước bọt và đẩy ra mép tổ nhiều lần lên vách hang để định hình tổ. Dịch sẽ khô cứng sau khoảng 2 – 3 tiếng khi tiếp xúc trực tiếp với không khí. Bình quân, trong mỗi đêm chúng có thể xây khoảng 1mm. Ở thời gian đầu mới làm, tổ có hình dáng giống như miếng xơ mướp. Sau đó, dần dần chim yến nhã dãi thành từng sợi dài được dệt chặt chẽ và có lòng để đặt trứng và chim non trú ẩn.

Theo các nhà nghiên cứu, quá trình làm tổ của chim yến tốn rất nhiều thời gian cũng như công sức. Bởi vậy, những người người thu hoạch chỉ hái tổ khi chim non đã lớn và bay đi để tránh làm ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng.

Các dạng tổ yến thường gặp

Quá trình hình thành tổ yến giống nhưng tùy vào nơi làm, điều kiện môi trường, thổ nhưỡng mà trên thị trường phân thành nhiều loại khác nhau.

Phân loại tổ yến theo nguồn gốc

Đây là cách phân loại dựa theo nơi làm tổ của chim yến:

  • Tổ yến trong hang động: Đây là dòng sản phẩm cao cấp với giá thành đắt đỏ. Nhưng giá trị dinh dưỡng của chúng cũng tốt hơn hẳn so với các loại thông thường. Nhờ sinh sống trong điều kiện tự nhiên trong hang động, tổ chim có hình dáng giống như 1 chiếc chén với phần thân dày và cứng chắc để bảo vệ trứng, chim non không bị kẻ thù tấn công.
  • Tổ yến đảo tự nhiên: Hẳn bạn đã quá quen thuộc với hình ảnh những chiếc tổ “treo” trên các vách đá cao. Bởi chúng tin rằng càng ở trên cao thì càng có thể tránh được sự tấn công của cú mèo, dơi. Đây là chỗ trú ẩn của chim yến trong mùa sinh sản. Khi chim non lớn sẽ bay đi và có thể khai thác tổ.

Cải Thiện Thị Lực Tự Nhiên An Toàn Cùng Yến Sào

Phân loại tổ yến theo màu sắc

Về màu sắc, có 3 loại chính:

  • Huyết yến: Yến có màu đỏ như máu bởi phản ứng hóa học. Thời gian sơ chế, chưng cất cũng lâu và đòi hỏi cẩn thận, tỉ mỉ hơn so với các dòng khác. Trên thị trường, giá huyết yến nguyên chất thường rất cao, được nhiều người tìm kiếm bởi độ quý hiếm.
  • Hồng yến: Tương tự như huyết yến, hồng yến cũng có giá trị rất cao và chỉ chiếm 10% trên thị trường. Tùy vào nơi thu hoạch, điều kiện, môi trường mà màu sắc đậm nhạt khác nhau, từ cam vỏ quýt cho đến vàng lòng đỏ trứng gà. Theo đó, màu càng đậm thì giá trị càng cao. Quá trình hình thành tổ yến hồng cũng rất kỳ công, chim phải bồi đắp nhiều lớp bền chặt và biến đổi màu sắc theo thời gian.
  • Bạch yến: Đây là loại thông dụng được bày bán tại nhiều cửa hàng. Mỗi năm, người nuôi có thể thu hoạch 3 – 4 lần. Do số lượng nhiều hơn so với huyết yến, hồng yến nên giá thành của chúng cũng không quá đắt đỏ, thường được sử dụng để chế biến món ăn dinh dưỡng bồi bổ cơ thể, phù hợp với mọi nhà.

Cách chế biến yến chưng không đường cho người bệnh tiểu đường

Quá trình hình thành tổ yến không chỉ tốn nhiều thời gian mà còn tiêu hao sức lực. Hiểu được điều này, Yến sào Vĩnh Phước luôn lựa chọn thời điểm thích hợp, khi những chú chim non trưởng thành, rời khỏi tổ để thu hoạch. Điều này sẽ đảm bảo cho chúng luôn được an toàn, có nơi trú ẩn tránh kẻ thù cũng như hạn chế tối đa các sự tổn hại khác.

Cách dùng yến sào có lợi cho sức khoẻ

Bài viết liên quan