Yến sào vốn là món ăn quý, giá trị dinh dưỡng cao và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của người dùng. Tuy nhiên, mức giá của loại thực phẩm này cũng không hề rẻ nhưng vẫn được nhiều người săn đón và tìm mua. Vậy chim yến ăn gì để tạo nên tổ yến? Bài viết dưới đây, Yến sào Vĩnh Phước sẽ cùng bạn Khám phá nguồn thức ăn thích hợp của chim yến nhé.

Môi trường sinh sống đặc trưng của chim yến là gì?

Chim yến có tập tính tìm kiếm thức ăn trên đường bay của mình. Côn trùng và mật hoa là hai nguồn thức ăn chính của loài chim này. Ngoài ra, chim yến cũng chỉ uống nước từ những giọt sương đọng trên lá cây, chứ chúng không uống nước ở sông, hồ.

Chim yến thường sinh sản trong những hang động, ở ngoài vách núi cao hoặc ở những đảo gần biển. Bởi môi trường ở đây đáp ứng đủ các điều kiện về ánh sáng, độ ẩm và nhiệt độ mà chúng cần để có thể ấp trứng và nuôi chim non.

>>> Mẹ bầu nên ăn gì để vào con không vào mẹ?

Nước bọt là vật liệu chính mà chim yến dùng để xây tổ. Vẻ ngoài của tổ yến giống hình một cái chén với nhiều lớp đan xen nhau, chúng được xây rất chắc chắn để chứa trứng và là nơi chim yến non sẽ ở.

Thu hoạch tổ yến là công việc vô cùng nguy hiểm và khó khăn. Người thợ sẽ phải bơi thuyền ra những đảo xa đất liền và trèo lên vách đá để hái tổ. Vì vậy mà sản lượng tổ yến đảo bán ra hàng năm rất ít và có giá thành rất đắt đỏ.

Tuy nhiên, sau thời gian nghiên cứu về tập về tâm lý và tập tính sinh hoạt của loài chim này, đã có thể dụ chúng di cư vào đất liền và sinh sản. Nhờ vậy mà nghề nuôi yến phát triển và mang lại hiệu quả về mặt kinh tế cho người dân.

Cách nhận biết sự khác nhau giữa tổ yến đảo và tổ yến nhà

Tại Việt Nam, nghề nuôi yến có ở nhiều nơi nhưng chủ yếu tập trung tại các vùng biển thuộc khu vực đảo của tỉnh Khánh Hòa. Bởi vì khu vực này có môi trường sống phù hợp để chim yến có thể sinh sống và phát triển thành những đàn lớn.

Nhờ đó mà sản lượng thu hoạch của tổ yến nuôi trong nhà tăng dần theo từng năm, đáp ứng được nhu cầu mua của người tiêu dùng ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, việc thu hoạch yến sào ở đảo cũng được đầu tư thêm nhiều trang thiết bị hiện đại và đồ bảo hộ để người dân lấy tổ được thuận lợi, an toàn hơn. 

Hiện nay vẫn nhiều người băn khoăn chất lượng của yến đảo tự nhiên có tốt hơn yến nhà hay không. Nhưng thực tế thì tổ yến nuôi trong nhà và tổ yến được thu hoạch ngoài đảo không có quá nhiều sự khác biệt và chúng đều mang giá trị dinh dưỡng tương đương nhau.

>>> Cẩn thận với yến chưng sẵn độn mủ trôm

Xét về ngoại quan, tổ yến đảo thường cứng, khá to và dày hơn do phải bám chặt vào vách đá. Bên cạnh đó, có nhiều màu sắc như đỏ, trắng, vàng cam do ảnh hưởng từ độ PH, độ ẩm, nhiệt độ,… trong hang động. Còn yến sào nuôi trong nhà thì nhỏ, mỏng, có màu trắng ngà. Được khai thác dễ dàng nên giá thành thấp hơn

Thức ăn chủ yếu của chim yến là gì?

Như đã đề cập ở trên, chim yến trưởng thành sẽ kiếm thức ăn trên đường bay của mình và thức ăn chủ yếu là các loại côn trùng nhỏ. Những loại bọ này chiếm tỷ lệ phần trăm trong thức ăn của chim yến như sau:

  • Các loài kiến (hay bọ có cánh màng) chiếm khoảng 61,1%
  • Mối (hay côn dùng có cánh đều) chiếm khoảng 14,7%
  • Ruồi (hay bọ hai cánh) chiếm khoảng 7,8%
  • Một số loại côn trùng nhỏ khác…

Trong các loại bọ được kể tên ở trên thì thức ăn yêu thích nhất của chim yến chính là kiến, tiếp đến là mối, ruồi, bọ xít nhỏ, chuồn chuồn kim, cào cào… Những loài cây như táo nhơn hoặc sung là nơi thích hợp để loài chim này dừng lại nghỉ chân và kiếm thức ăn do nó thu hút nhiều côn trùng.

Thức ăn thích hợp với chim yến non

Chim yến non sẽ được chim yến ba mẹ kiếm thức ăn về và mớm cho ăn, vì lúc này chúng chưa thay lông nên không thể tự bay. Thành phần trong thức ăn của chúng có lẫn enzyme từ nước bọt của yến ba mẹ và những kháng thể khác. Góp phần phát triển khung xương và lông ở chim yến non. 

Loại côn trùng chim non có tiêu thụ khá đa dạng với các loài như: ong kiến, bọ rầy xanh hay ruồi muỗi…. Trong thức ăn của chúng sẽ có chứa kitin (từ cánh của những loài bọ cánh cứng nhỏ) giúp làm mượt và dài lông nhanh chóng.

>>> Yến sào Vĩnh Phước: Quà tặng thiên nhiên, thâm tình gửi trao

Còn đối với chim yến non được nuôi trong nhà, chúng sẽ thường được cho ăn trứng hoặc ấu trùng của kiến non để hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, thợ yến cũng có thể thay đổi khẩu vị cho chim yến non, bằng cách cho thêm một vài loại sâu hoặc côn trùng đã được cắt nhỏ.

Thời gian cho chim ăn được chia thành nhiều cữ trong ngày với 3 lần vào buổi sáng và 1 vào buổi tối. Người nuôi nên chú ý đến số lượng của chim non để chế biến lượng thức ăn sao cho phù hợp và tránh lãng phí.

>>> [Cẩm nang chế biến] Nấu chè tuyết yến “ngon nhức nách”

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn Khám phá nguồn thức ăn thích hợp của chim yến. Yến Sào Vĩnh Phước mong rằng đã cung cấp được cho bạn những kiến thức hữu ích liên quan đến tập tính sinh hoạt của loài chim nhỏ bé này. 

Bài viết liên quan