Ngành khai thác tổ yến là tội ác? Thời gian gần đây xuất hiện rất nhiều tin đồn thất thiệt về ngành khai thác yến là tội ác. Đại khái, những tin đồn này đều đánh vào lòng trắc ẩn của con người. Điều đó gây không ít hiểu lầm và tạo ra định kiến đối với việc khai thác lấy tổ yến. Nếu tin vào tin đồn vô căn cứ này. Mọi người đã bỏ qua một thức ăn dinh dưỡng. Có thể nói đây là tinh hoa đất trời, “vàng trắng” của thiên nhiên. Hãy cùng Yến Sào Vĩnh Phước giải đáp ngọn ngành phía sau tin đồn thất thiệt này nhé.

Ngành khai thác tổ yến là tội ác vì vứt bỏ chim non vô tội vạ

1. Ngành khai thác tổ yến truyền thống

Ngành khai thác tổ yến đã có từ lâu đời. Tổ yến được ví von như “vàng treo vách núi. Bởi tổ yến mang lại một giá trị kinh tế rất lớn. Nhưng quá trình khai thác tổ yến trên đảo lại rất khó khăn và nguy hiểm. Do đó, những năm 1975 con người vì lợi ích mà vứt bỏ chim non, trứng xuống biển để lấy tổ cũng có khả năng xảy ra.

2. Ngành khai thác tổ yến hiện nay

Nhưng ngày nay, các đảo yến được nhà nước quản lý rất chặt chẽ. Song song với viêc thai khác tổ yến, người dân còn có nhiệm vụ bảo tồn và phát triển loại chim này. Do đó, hoàn toàn không có chuyện vứt bỏ chim yến non hoặc trứng yến vô tội vạ.

Yến sào tinh chế Vĩnh Phước 100g

3. Lợi ích khi khai tác tổ yến đúng cách

Một mặt lợi nữa phải kể đến khi hệ thống nhà yến phát triển. Chúng đã tạo điều kiện tốt cho chim yến trú ngụ. Điều đó giúp yến được bảo vệ tốt hơn trước điều kiện thiên nhiên. Sản lượng chim yến cũng vì đó mà tăng hơn. Có thể thấy, ngành nuôi và khai thác tổ yến là một ngành nhân văn. Chúng ta nên khai thác tổ yến đúng cách và đúng thời điểm. Điều đó góp phần tăng năng suất và chất lượng của tổ yến.

>>> Xem thêm: Yến Sào nên mua loại nào?

Khai thác tổ yến là tội ác gây ảnh hưởng đến cuộc sống của chim yến

Bản năng của tăm là nhã tơ rồi mới thoát xác hóa bướm. Nếu không nhã tơ thì tằm không thể sống. Chim yến cũng tương tự như vậy. Bản năng vốn dĩ của loài chim yến là nhã nước dãi để đắp thành tổ. Đối với tổ yến lâu ngày không khai thác. Thì những lần sinh sản tiếp theo chim yến sẽ xây chồng lên tổ cũ. Thời gian lâu tổ yến cũng sẽ bị oxy hóa. Thêm nữa sẽ ẩm mốc và chứa nhiều mầm bệnh không tốt cho yến non. Do đó, nếu khai thác tổ yến sau khi chim non đã trưởng thành và bay đi sẽ không ảnh hưởng đến cuộc sống của chim yến.

>>> Xu hướng sử dụng yến sào tăng mạnh sau mùa dịch

Chim yến mái lao đầu vào vách đá khi con người khai thác tổ của chúng

Đây là câu chuyện được thêu dệt lên và không có bằng chứng xác thực. Trên thực tế, nếu tới ngày sinh nhưng không may bị mất tổ. Theo bản năng tự nhiên, chim yến mẹ sẽ kiếm 1 tổ yến khác để đẻ nhờ. Đó là nguyên nhân vì sao đôi khi lại có 1 tổ yến có tới 3 chim yến non thay vì 2 con yến non như thông thường. Nhưng trường hợp này thường rất ít khi xảy ra. Bởi người thợ có kinh nghiệm lâu năm sẽ phân biệt được tổ nào mới tổ nào cũ. Đồng thời họ cũng có hệ thống quan sát để theo dõi quá trình sinh sản của yến.

Khai thác tổ yến là tội ác: Chim yến đực tự tử khi chim yến mái mất

Chim yến là loài chim nổi tiếng chung thủy. Tuy nhiên, không may khi 1 trong 2 con chết đi. Con còn lại sẽ không kết đôi và sống cô đơn như thế đến khi chết. Hoàn toàn không chuyện sau khi yến mái tự tử vì mất tổ, chim đực đâm đầu chết theo.

Tổ yến tự nhiên Vĩnh Phước 100g

Khai thác tổ yến là tội ác: Chim yến phải thổ huyết để đắp tổ, hay còn gọi là huyết yến

Màu sắc của tổ yến phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm: độ ẩm, nhiệt độ, thức ăn mà chim yến hay ăn… Yến huyết được tạo thành từ sự lên men, sự tiết nước nọt của nước yến. Thế nhưng, thời gian đầu, chúng chỉ có màu trắng giống như yến trắng. Về sau, dưới tác động của các yếu tố vi khuẩn khác nhau trong hang động như độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ…và quá trình lên men rất lâu, ít nhất 2 – 3 tháng sau mới có tổ yến màu đỏ. Chứ không phải là do chim yến thổ huyết mà đắp tổ. Thực tế, khi máu ở ngoài không sẽ đông lại, có màu đen chứ không phải màu hồng cam, đỏ như chúng ta thường thấy.

Theo quan niệm của những người làm Yến và nuôi Yến. Việc chim Yến tới ở làm tổ được họ coi là đặc ân của ông trời ban Lộc Phước cho họ. Phải có duyên chim Yến mới đến ở. Người nuôi Yến phải chăm chút để đảm bảo mọi tiêu chuẩn về nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng phù hợp nhất cho chim Yến cư trú và làm tổ. Để đảm bảo sự sinh sôi của quần thể đàn chim, họ phải thường xuyên kiểm tra nhà Yến để không cho rắn, chuột và các loại động vật khác ăn trứng hay ăn thịt chim con.

Ngành nuôi yến và khai thác tổ yến đã trở thành 1 ngành công nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao, và cho chúng ta một sản vật vô cũng quý giá với thành phần dinh dưỡng hoàn hảo có lợi cho sức khỏe. Yến sào – chính là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, phù hợp với mọi đối tượng, đặc biệt là phụ nữ mang thai, người bệnh, người cao tuổi.

>>> Xem thêm: Thực hư chim yến “tự sát” khi mất tổ

Nếu các bạn còn thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu rõ nguồn yến sào, giá trị dinh dưỡng tổ yến hoặc nếu hoặc cần mua yến sào uy tín thì hãy liên hệ Yến Sào Vĩnh Phước tại địa chỉ 68-70 Nguyễn Đình Chính, Phường 15, Quận Phú Nhuận, TP.HCM.

Bài viết liên quan