Như bài viết trước, Yến sào Vĩnh Phước đã giải đáp thắc mắc “Có nên dùng yến sào khi đang dùng thuốc?”, câu trả lời là yến sào không có bất kỳ tác dụng phụ nào và hỗ trợ rất tốt cho quá trình cơ thể hồi phục. Vậy dùng yến sào như thế nào và nên chế biến những món ăn với yến sào cho người bệnh và đang phục hồi sức khỏe? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây

Ăn quá nhiều hoặc ăn quá ít yến sào có sao không?

tác dụng của yến sào đã được công nhận, nhưng đây không phải là loại thực phẩm “ăn bao nhiêu bổ bấy nhiêu”.

Có nhiều lầm tưởng về liều lượng sử dụng dẫn đến trường hợp ăn quá nhiều nhưng cơ thể không hấp thu hết dẫn đến nóng trong và chảy máu cam. Dùng nhiều mà cơ thể sử dụng không hết cũng rất lãng phí vì giá yến sào không phải rẻ.

Yến sào là thực phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên nên cũng không có báo cáo trường hợp ăn quá nhiều phản tác dụng hay gây các biến chứng nên có thể yên tâm về câu hỏi “ăn quá nhiều yến sào có sao không?”

Trường hợp ăn quá ít, không đủ liều lượng trong thời gian dài hoặc ăn đủ nhưng chỉ duy trì thời gian ngắn thì hiệu quả cũng sẽ không rõ rệt và có khi không có hiệu quả. 

Bạn cần lưu ý sử dụng thực phẩm dinh dưỡng, an toàn Tự nhiên như yến sào thì phải:

  • Sử dụng đúng, đủ, kiên trì trong thời gian dài
  • Sử dụng đều đặn mới có kết quả và tránh phí tiền bạc.

Người bị bệnh và đang phục hồi sức khỏe nên ăn yến sào như thế nào?

Người phục hồi sức khỏe sau Covid:

Theo Đông y, tổ yến có vị ngọt, tính bình, tác dụng của yến sào là dưỡng ẩm, bổ phế, tiêu đàm, trừ ho, định suyễn. Thường là dùng cho những người bị suy nhược cơ thể, biếng ăn, mất ngủ, người da khô, miệng khô.

Theo Tây y, yến sào là một sản phẩm dinh dưỡng có chứa nhiều vi chất, một số axit amin, trong nước bọt của yến cũng có một số chất miễn dịch.

Do đó, uống nước yến sào có tác dụng tăng khả năng miễn dịch, hỗ trợ chống bệnh tật, hồi phục sức khỏe nhanh. Rất hiệu quả cho người cần phục hồi sau Covid-19.

Đối với trường hợp này nên sử dụng nước yến chưng hoặc các món ăn với yến sào 2-3 lần trong tuần. Sử dụng sau khi ngủ dậy hoặc tối trước khi ngủ tầm 30 phút đến một giờ là tốt nhất.

Người đau ốm

Người bệnh đang trong giai đoạn điều trị có thể dùng 1 chén yến chưng đường phèn/ ngày. Liều lượng 5 gram cho một lần, trung bình dùng khoảng 150 gram trên tháng. 

Chú ý dùng các món ăn từ yến và thuốc trị bệnh cách nhau từ 2-3 giờ nhằm đảm bảo hiệu quả của cả hai.

Tuy nhiên, bản chất yến sào chỉ là thực phẩm giàu dinh dưỡng thích hợp để bồi bổ sức khỏe. Hoàn toàn không có chức năng chữa bệnh như “thuốc tiên” mà nhiều người đồn thổi.

Trẻ em bị suy dinh dưỡng, hay mắc bệnh vặt.

Dùng yến sào để tăng sức đề kháng cho trẻ. Giúp bé nhanh lớn, tăng cường kích thích sinh trưởng của các tế bào,…

Liều lượng sử dụng đảm bảo: Bé 1 – 3 tuổi chỉ nên dùng 50g/tháng và dùng đều cách ngày. Bé 3 – 10 tuổi có thể ăn yến sào 100g/tháng, dùng đều đặn cách ngày 1 lần khoảng 6-7g/lần.

Những món ăn với yến sào cho người bệnh và đang phục hồi 

Các món ăn dùng cho người bệnh và người đang hồi phục cần đảm bảo 2 yếu tố:

  • Hương vị thơm ngon kích thích vị giác người bệnh
  • Dễ tiêu hóa.

Có thể thêm phụ liệu hỗ trợ khả năng phục hồi cho người bệnh nhưng phải đảm bảo không làm thay đổi 2 yếu tố trên.

Chúng tôi chia sẻ 2 công thức dễ làm mà thơm ngon cho người bệnh và đang hồi phục với yến sào .

Ngoài ra bạn có thêm tham khảo cách nấu chuẩn của món Yến chưng đường phèn và Cháo tổ yến thịt gà đã được chia sẻ ở các bài viết trước. 

Tham khảo bài viết về: Cách chế biến những món ăn từ yến cho bé

Món số 1: Súp yến

Nguyên liệu
  • Yến sào: 1 tổ
  • Nấm hương: 10 gr
  • Trứng gà: 1 quả
  • Bột năng: 2 thìa canh
  • Nước dùng gà: 1 lít
  • Gia vị: Hạt nêm, dầu mè, tiêu xay
Cách làm

Bước 1: Sơ chế yến

Tương tự như các món ăn chế biến từ yến sào khác. Sơ chế tổ yến chính là khâu mất thời gian nhất nhưng lại quan trọng nhất. Để tiết kiệm thời gian hơn bạn có thể mua những sản phẩm tổ yến tinh chế . Đối với tổ yến thô, ngâm vào nước ấm trước khi nấu 7 – 8 giờ cho sợi yến nở mềm. Không nên ngâm vào nước sôi, sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của tổ yến.

Khi yến trương nở, dùng tăm để vớt từng sợi yến lên, loại bỏ phần lông tơ của chim yến lẫn ở trong.

Dùng rượu hoặc gừng để khử mùi tanh của tổ yến.

– Bước 2: Sơ chế nguyên liệu

– Nấm hương ngâm nở, cắt bỏ chân, rửa sạch rồi thái nhỏ.

– Trứng gà đánh tan.

-Chuẩn bị nước dùng gà.

Bước 3: Chưng yến: cho yến vào tô cùng một chút nước dùng gà, cho vào nồi hấp và hấp cách thủy trong 30 – 40 phút.

Bước 4: Nấu nước súp: cho nước dùng gà vào nồi, đun sôi. Khi nước dùng sôi cho nấm hương vào, để 1 lúc cho ra mùi thơm, nấm chín. Tiếp đó, cho thêm 1/2 thìa cafe hạt nêm cho nước dùng đậm đà hơn

-Bước 5: Cho yến đã chưng vào nồi nấu súp.

-Bước 6: Hòa bột năng cùng một chút nước rồi cho vào nồi từ từ, khuấy đều. Bột năng cho xuống từ từ để súp có độ sánh vừa phải, không đặc cũng không loãng quá.

-Bước 7: Khi súp sôi trở lại, bột trong, cho phần trứng vào. Khuấy đều để tạo thành các vân nhỏ, đẹp mắt.

-Bước 8: Để súp sôi lại, cho dầu mè rồi tắt bếp. Sau đó múc súp yến ra bát, rắc tiêu xay lên trên và thưởng thức.

Món số 2: Súp yến rau củ thịt gà

Nguyên liệu
  • 1 con gà.
  • Tổ yến đã làm sạch: 2-3 tai yến (20 -30g)
  • Nước sạch.
  • Cà rốt, nấm rơm.
  • Hành lá, ngò.
  • Gia vị cần thiết.
Cách làm

Bước 1: Sơ chế và chế biến thịt gà.

Gà rửa sạch, để ráo nước. Hấp chín gà, để nguội. Tách phần thịt và phần xương, phần thịt sẽ xé nhỏ, xương ninh nhừ để lấy nước. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

Bước 2: Sơ chế cà rốt, nấm rơm, hành ngò.

Nấm rơm rửa sạch rồi cắt đôi hoặc để nguyên, tùy vào sở thích của mỗi gia đình.

Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch. Có thể cắt thành khoanh hoặc tỉa hình hoa để cho đẹp mắt.

Hành lá, ngò rửa sạch, cắt nhỏ.

Bước 3: Tổ yến sau khi làm sạch, ngâm với nước khoảng 30 phút để sợi yến nở ra.

Bước 4: Nấu súp yến thả gà.

Cho tổ yến, thịt gà đã xé nhỏ, nấm rơm, cà rốt vào thố, đổ nước gà đã ninh nhừ. Chưng cách thủy khoảng 30 phút, tắt bếp và cho hành ngò vào. Sau đó có thể thưởng thức.

Tóm lại, để có những món ăn với yến sào hiệu quả cho người bệnh thì phải chế biến từ nguồn yến sào tự nhiên chất lượng. Bạn cần đặc biệt chú ý phân biệt để tránh phí tiền cho những sản phẩm yến sào kém chất lượng nhé!

Kết luận 

Người bệnh đặc biệt là người sau khi bệnh và trong quá trình hồi phục, cần được cung cấp những thực phẩm đầy đủ dinh dưỡng. Tăng sức đề kháng và các protein, vitamin khoáng chất thiết yếu bằng yến sào là biện pháp hiệu quả và nhanh nhất. Hy vọng với những gợi ý những món ăn với yến sào cho người bệnh và phục hồi sẽ giúp bạn có thêm nhiều sự lựa chọn cho sức khỏe. Đọc thêm các thông tin bổ ích về yến sào tại yến sào Vĩnh Phước

Bài viết liên quan