Suy dinh dưỡng là là môt bệnh lý rất thường gặp ở trẻ em, đây vấn đề vô cùng quan trọng bởi suy dinh dưỡng một trong nguyên nhân gây tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi. Hơn nữa suy dinh dưỡng gây ra các hệ quả như: chậm phát triển, trí nhớ kém, rối loạn tiêu hóa…. ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển sau này của trẻ nhỏ. Vậy đối với trẻ bị suy dinh dưỡng phải làm sao? Hãy cùng Yến sào Vĩnh Phước tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau nhé!

Suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ là gì?

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu hụt các dưỡng chất (nhất là protein), các vi chất và năng lượng gây ra. Suy dinh dưỡng làm ảnh hưởng tới quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng của trẻ.

Hiện suy dinh dưỡng ở trẻ được chia làm 3 thể như sau:

Suy dinh dưỡng nhẹ cân

Suy dinh dưỡng nhẹ cân là tình trạng thiếu dinh dưỡng dẫn tới cân nặng bị thấp hơn so với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng giới và tuổi. Thể nhẹ cân cho thấy tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài hay tình trạng thiếu dinh dưỡng ngay tại thời điểm đánh giá.

>>> Người bị bệnh tiểu đường ăn yến sào được không?

Suy dinh dưỡng thấp còi

Suy dinh dưỡng ở thể thấp còi là tình trạng trẻ có tốc độ tăng trưởng chậm, chiều cao thấp hơn so với mức tiêu chuẩn trung bình của trẻ cùng tuổi với và giới.

Thể thấp còi cho thấy trình trạng chậm phát triển mạnh, kéo dài từ trong quá khứ hoặc có thể bắt đầu từ ngay trong bào thai mẹ do thiếu dinh dưỡng.

Suy dinh dưỡng thể gầy còm

Thể gầy còm cho thấy tình trạng thiếu dinh dưỡng cấp dinh do tình trạng đang tụt cân hoặc không tăng cân nặng. Chỉ số cân nặng và chiều cao của bé sẽ thấp hơn mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và giới.

Việc xác định đúng thể trạng suy dinh dưỡng của trẻ sẽ giúp bạn sớm tìm ra phương pháp khắc phục hiệu quả, và không phải băn khoăn trẻ bị suy dinh dưỡng phải làm sao nếu gặp phải.

>>> Món quà thiết thực khi đi thăm phụ nữ mới sinh

Vậy trẻ bị suy dinh dưỡng phải làm sao?

Việc điều trị phục hồi trẻ suy dinh dưỡng là điều vô cùng quan trọng nhưng cũng không kém phần gian nan. Bởi kết quả điều trị sẽ quyết định khả năng phát triển về cả cân nặng lẫn thể chất của trẻ trong tương lai. Cụ thể:

  • Điều trị các tình trạng cấp như: rối loạn điện giải, mất nước hay phù toàn thân, nhiễm trùng, suy tim, rối loạn tiêu hóa – hấp thu…
  • Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu: protein, vitamin A, nhóm B, C, D, E,.., canxi, sắt, kẽm, axit béo omega 3 – 6 – 9, axit folic …
  • Tăng cường khẩu phần ăn hàng của trẻ làm sao để phù hợp với khả năng tiêu hóa của trẻ. Đồng thời bổ sung thêm các sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt khác như tổ yến, thực phẩm chức năng kích thích đường ruột…
  • Tăng số lượng khẩu phần ăn cho trẻ nếu không thể ăn đủ theo nhu cầu bằng cách: cho ăn nhiều món trong một bữa, có thể chia nhỏ nữa ăn, bổ sung các thực phẩm giàu năng lượng (yến sào, sữa, soup,…) 

Cách phòng tránh trẻ bị suy dinh dưỡng

Để hạn chế nguy cơ bé bị suy dinh dưỡng thì mẹ cần chú ý:

Nên cho trẻ bú mẹ sau sinh và hoàn toàn trong 6 tháng đầu: Bởi sữa mẹ là nguồn thức ăn dinh dưỡng và hoàn hảo nhất trong việc bảo vệ trẻ trước các bệnh nhiễm trùng và bệnh tật sau này.

Cho trẻ ăn uống hợp lý: từ 6 tháng tuổi mẹ có thể tập cho bé ăn dặm với chế độ ăn uống đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất (tinh bột, đạm, chất béo, đường) và có thể duy trì cho bú sữa mẹ tới 24 tháng.

Vệ sinh an toàn thực phẩm: Không cho trẻ ăn những thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp và không được chín kỹ. Điều này sẽ ngăn ngừa bé bị mắc các bệnh về tiêu hóa, đường ruột.

>>> Tổng hợp giải pháp giúp thúc đẩy tái tạo tế bào cho cơ thể nhanh chóng hồi phục

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ cơ thể của bé bằng nước sạch, tránh nhiễm lạnh, gió lùa vào mùa đông. Giữ thói quen đánh răng sạch sẽ, hạn chế đồ ngọt để tránh bị sâu răng, viêm lợi. Tập cho bé thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đồng thời không để cho trẻ đưa đồ chơi bẩn vào miệng hoặc mút tay.

Theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ: để phát hiện sớm tình trạng suy dinh dưỡng và có những biện pháp can thiệp kịp thời.

Ngăn ngừa và trị bệnh: Nên điều trị triệt để các bệnh lý về hô hấp và tiêu hóa, không nên lạm dụng kháng sinh và cần chăm sóc tích cực trong thời gian trẻ phục hồi sau thời gian bệnh.

Khuyến khích trẻ tập thể dục thường xuyên: Khi cơ thể vận động sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, kích thích bài tiết chất độc trong cơ thể trẻ. Có thể cho bé đạp xe, tập bơi, …tùy theo sở thích của trẻ

Tẩy giun định kỳ: nên tẩy giun cho bé từ khi 12 tháng tuổi và nên tẩy giun theo định kỳ.

>>> Danh sách thực phẩm hỗ trợ ổn định sức khỏe cho người cao huyết áp

Trên đây là những chia sẻ của Yến Sào Vĩnh Phước về trẻ bị suy dinh dưỡng phải làm sao mà bạn quan tâm. Mong rằng bài viết trên của Yến Sào Vĩnh Phước đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin thiết thực, giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ khoa học, hợp lý.

Bài viết liên quan