Thời tiết thay đổi thất thường, khắc nghiệt là thời điểm rất dễ bị viêm họng, cảm cúm, ho hắng. Bên cạnh việc bạn cần chú ý giữ ấm cơ thể, thì hãy bổ sung thêm cho cơ thể món yến chưng lê gừng này để tăng sức đề kháng nhé! 

Vị nồng ấm của gừng, thanh mát của lê kết hợp với dưỡng chất quý hiểm của tổ yến. Khi kết hợp lại với nhau thì đúng là cực kỳ thích hợp cho những ngày thời tiết trái gió trở trời như này rồi. Cùng tham khảo ngay bí quyết chế biến món yến chưng lê gừng trị ho, bổ phế cực đơn giản cho cả nhà cùng Yến sào Vĩnh Phước trong bài viết hôm nay nhé!

Công dụng của món yến chưng lê gừng

Tổ yến là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa các khoáng chất, protein và rất nhiều acid amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được. Đó là lý do yến sào luôn được liệt vào hàng “thượng phẩm”, cao lương mĩ vị, món ăn bổ dưỡng cho sức khỏe con người. 

>>> Chế độ ăn Keto là gì? Lợi ích của chế độ ăn Keto mang lại

Đối với trong đông y, yến sào là thực phẩm có vị ngọt, tình bình thể bồi bổ cho phổi, tăng cường sức đề kháng, giúp hồi phục các tổn thương, trị ho, hen suyễn, viêm phế quản.

Đối với lê thì lại có vị ngọt, tính mát có thể thanh nhiệt, giải độc, tăng cường vitamin C, khoáng chất, acid folic cho cơ thể.

Gừng tính nóng ấm, có chứa hoạt chất Phenyl alkyl xeton, giúp đẩy lùi vi khuẩn, làm dịu giọng, giữ ấm đường hô hấp.

Vậy nên khi kết hợp 3 thành phần này lại với nhau sẽ cho ra món yến chưng lê gừng cực bổ dưỡng, với các công dụng lớn nhất như:

  • Hỗ trợ điều trị viêm họng, viêm phế quản
  • Trị ho, ho khan, ho có đờm, bổ phế
  • Tăng cường sức đề kháng
  • Bồi bổ sức khỏe, giúp hồi phục các tổn thương
  • Thải độc gan, thanh nhiệt

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Để làm được món yến chưng với lê gừng bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • Tổ yến tinh chế:  1 – 2gr.
  • Lê tươi: 1 quả
  • Gừng: 1 – 2 lát
  • Đường phèn hoặc mật ong

Sơ chế nguyên liệu 

Cách sơ chế từng nguyên liệu như sau:

  • Sơ chế tổ yến: Ngâm tổ yến trong vòng 20-30 phút với nước sạch đến khi sợi yến nở mềm. Vớt ra và rây sạch lại với nước. Chú ý nước dùng để ngâm tổ yến nên dùng nước ở nhiệt độ thường, không ngâm quá lâu để tránh mất dưỡng chất.
  • Sơ chế lê: Đem rửa sạch lê rồi gọt bỏ vỏ, thái thành miếng nhỏ hạt lựu vừa ăn. Một bí quyết nhỏ dành cho những bạn khéo tay, thay vì thái thành từng miếng nhỏ, bạn sẽ không gọt vỏ lê. Sử dụng muỗng, thìa khoét phần ruột chỉ để lại phàn thành dày khoảng 1cm. Phần vỏ này sẽ được dùng làm chén đựng.
  • Sơ chế gừng: Gừng cạo sạch phần vỏ bên ngoài và thái thành lát mỏng

Chế biến món yến chưng lê gừng

Sau khi đã sơ chế các nguyên liệu trên, chúng ta sẽ bắt tay vào chế biến. Bạn hãy thực hiện trình tự các bước sau:

  • Bước 1: Cách thủy yến với lửa nhỏ không quá 100 độ C trong thời gian từ 25 – 30 phút đến khi yến mềm, tách thành sợi rời.
  • Bước 2: Cho phần lê đã cắt hạt lựu ( hoặc phần lõi lê bạn đã khoét khi tạo chén lê), gừng và đường phèn ( hoặc mật ong) vào chưng đựng yến và cách thủy thêm 5 phút nữa.
  • Bước 3: Với những bạn dùng chén từ quả lê thì hãy cách thủy phần chén lê này trong 5 phút nữa nhé!
  • Bước 4: Tắt bếp và đổ ra chén thưởng thức thôi nào!

Thưởng thức món yến chưng lê gừng ngon đúng điệu

Đối với món yến chưng lê gừng này bạn có thể ăn nóng hay lạnh tùy sở thích. Tuy nhiên để tốt cho cổ họng nhất thì hãy ăn khi yến vẫn còn ấm sau khi vừa chế biến xong nhé. Với những ai thích ăn lạnh thì có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 tiếng trước khi ăn, không nên cho thêm đá vào ăn cùng sẽ làm mất hương vị của món ăn.

>>> Phương pháp chế biến: Yến chưng đường thốt nốt cực đơn giản

Chú ý:

  • Nên ăn yến chưng lê gừng 1 lần/ngày  (mỗi lần ăn khoảng 1- 2gr tổ yến)
  • Sau khi chế biến xong nếu không dùng hết phải bảo quản trong nhiệt độ từ 6 – 8 độ C và tốt nhất là nên dùng luôn trong ngày

Những đối tượng nên ăn và không nên ăn yến chưng lê gừng

Yến chưng lê gừng là món ngon lại bổ dưỡng phù hợp ăn trong mọi mùa với mọi người, đặc biệt sẽ cực tốt cho những đối tượng sau:

  • Người bệnh vừa ốm dậy
  • Những người đang bị ho, viêm họng, viêm phế quản,…
  • Có nhu cầu tăng cường sức đề kháng

Tuy nhiên, một số đối tượng sau không nên sử dụng món này

  • Phụ nữ mang thai dưới 3 tháng
  • Trẻ sơ sinh
  • Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi sẽ không dùng mật ong khi chưng yến
  • Người bị cảm lạnh, mắc bệnh tiểu đường

>>> Yến sào chưng nho khô thanh lọc cơ thể

Trên đây là bí quyết để bạn có được một món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng từ yến sào. Hãy làm ngay món yến chưng lê gừng này khi trong nhà có ai bị ho, đau họng nhé. Hy vọng những chia sẻ của Yến Sào Vĩnh Phước hôm nay đã cho bạn thêm công thức nấu ăn mới.

Bài viết liên quan