Thực phẩm bổ sung hàng ngày có thể giúp chúng ta ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn HP. Chỉ cần bạn tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi, vệ sinh nhà ở sạch sẽ và nắm được một số loại thực phẩm có khả năng ức chế vi khuẩn HP. Thì bạn đã có thể phòng tránh tối đa những nguy hiểm do vi khuẩn HP gây ra cho bản thân và gia đình. Hãy cùng Yến sào Vĩnh Phước tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé nhé!

Dấu hiệu nhận biết nhiễm vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP có tên khoa học đầy đủ là Helicobacter Pylori. HP là loại vi khuẩn có đặc tính đặc biệt hơn so với các loại vi khuẩn thông thường. Chúng có thể sinh sống, tồn tại trong dạ dày, gây viêm niêm mạc, tá tràng, thậm chí là dẫn đến ung thư.

Khi bị nhiễm khuẩn HP, các triệu chứng thường không rõ ràng hay cụ thể. Tuy nhiên, khi vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, làm tổn thương hệ tiêu hóa, sẽ xuất hiện các dấu hiệu như:

  • Thường xuyên đau âm ỉ vùng bụng trong vài phút
  • Ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn
  • Sốt cao
  • Mất cảm giác thèm ăn, ăn không cảm thấy ngon miệng, chán an
  • Bụng phình to, sưng không phải do ăn quá no
  • Cân nặng giảm sút không rõ nguyên nhân
  • Cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt
  • Đi ngoài, nôn có lẫn máu màu đỏ hoặc đen

>>> Bệnh béo phì có nên bổ sung thêm yến sào không? 

Thực phẩm có khả năng diệt vi khuẩn HP

Diệt trừ vi khuẩn HP từ sớm là điều cần thiết nên làm để ngăn bệnh tiến triển nặng hơn, giảm nguy cơ viêm, loét, ung thư dạ dày. Dưới đây là một số thực phẩm có khả năng diệt vi khuẩn HP, bạn nên tích cực bổ sung các thực phẩm này vào chế độ dinh dưỡng của mình:

Yến sào

Các nhà khoa học đã bật mí, trong yến sào chứa 9% sialic acid. Đây là một hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm giúp tiêu diệt vi khuẩn HP hiệu quả. Không những vậy, yến sào còn cung cấp nguyên tố hiếm là crom, giúp kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng, tạo cảm giác ăn ngon miệng hơn cho người bệnh.

Chính bởi những lợi này, chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến khích người nhiễm vi khuẩn HP và những đối tượng thường gặp vấn đề về dạ dày, viêm ruột, ung thư kết tràng… nên sử dụng yến sào. Như vậy sẽ giúp người bệnh tăng cường miễn dịch, đề kháng lại nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

>>> Yến chưng kỷ tử – món ăn dưỡng nhan tuyệt vời

Rau củ quả

Nhóm thực phẩm rau củ quả, đặc biệt là các loại có màu đậm như súp lơ, bắp cải, ớt chuông, quả mâm xôi… chứa nhiều chất chống oxy hóa. Giúp bảo vệ cơ thể khỏi gốc tự do, tăng cường miễn dịch nhờ đó hạn chế, giảm các phản

Tỏi

Tỏi là loại gia vị chứa nhiều kháng sinh tự nhiên, khả năng khử trùng của tỏi ngang ngửa với penicillin. Tỏi rất giàu allicin, có thể ức chế hoạt động của vi khuẩn HP rất tốt và tiêu diệt vi khuẩn rất rõ rệt.

Mùi cay nồng của tỏi xuất phát từ một chất kháng khuẩn mạnh được thiết kế để bảo vệ cây, nó cũng có thể được sử dụng như một loại kháng sinh tự nhiên. Tuy nhiên, lưu ý tỏi sẽ dễ gây kích ứng dạ dày nếu ăn tỏi khi bụng đói.

Củ gừng

Gừng là nguyên liệu quen thuộc và hầu như luôn có sẵn trong căn bếp mỗi gia đình. Không chỉ dùng làm gia vị giúp món ăn thêm phần hấp dẫn mà nó còn được xem là nguyên liệu dân gian hay dùng để trị các bệnh liên quan đến dạ dày.

Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh khả năng diệt vi khuẩn HP của gừng. Nhờ tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, gừng sẽ giúp các vết loét nhanh liền miệng, ức chế sự sinh sôi, phát triển của vi khuẩn.

>>> Danh sách thực phẩm viêm xoang cần tránh và nên bổ sung

Mật ong

Mật ong là món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Mất ong có vô số công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, sắc đẹp, điển hình trong đó là khả năng ức chế gần như toàn bộ các loại khuẩn HP.

Trong mật ong có chứa protein, các vitamin, gluxit… Đây đều là những dưỡng chất tốt, củng cố thành dạ dày khỏe mạnh, chống lại sự tấn công từ vi khuẩn, phục hồi niêm mạc nhanh chóng, ngăn bệnh phát triển nặng hay các triệu chứng xấu như đi ngoài, nôn ra máu…

Cách phòng tránh, ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn HP

Việc điều trị vi khuẩn HP cần có thời gian và tuyệt đối phải tuân thủ chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng nghiêm ngặt. Để hạn chế nguy cơ lây nhiễm, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa:

  • Vệ sinh nơi làm việc, nhà ở, phòng ốc thường xuyên
  • Luôn rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi nấu ăn
  • Nâng cao kiến thức về bệnh, nhận biết dấu hiệu, …
  • Tuân thủ quy tắc ăn chín, uống sôi, không ăn đồ ăn không rõ nguồn gốc, hạn chế thực phẩm chế biến không đảm bảo vệ sinh ngoài hàng quán
  • Tránh các thực phẩm cay nóng, rượu bia, hút thuốc lá hay sử dụng chất kích thích

>>> Công thức chế biến yến chưng củ năng lá dứa đơn giản

Có rất nhiều bằng chứng về việc ăn uống an toàn, vệ sinh trong việc phòng và điều trị vi khuẩn HP. Do đó bạn nên chủ động tìm hiểu biện pháp ngăn ngừa vi khuẩn HP nhờ thực phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình.

Bài viết liên quan