Uốn ván là bệnh nhiễm khuẩn và rất nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao tới 90%. Do đó, không chỉ đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, mà việc tiêm phòng đầy đủ cũng chính là một trong những điều kiện để mẹ có một thai kỳ an toàn.

Trong đó tiêm ngừa uốn ván cho bà bầu là một trong những mũi tiêm quan trọng và nhất định phải có. Vậy lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu như thế nào? Hãy cùng Yến Sào Vĩnh Phước tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau nhé!

Vì sao bà bầu cần phải tiêm ngừa uốn ván?

Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính gây ra bởi trực khuẩn Clostridium Tetani gây ra. Diễn biến của bệnh rất nhanh và nếu không sớm điều trị kịp thời thì nguy cơ tử vong rất cao.

Trực khuẩn Clostridium Tetani ở hầu hết các nơi trong môi trường sống. Chúng có thể xâm nhập vào người thông qua vết thương hở. Đặc biệt dù được đun sôi tiệt trùng cũng không dễ loại bỏ triệt để. 

>>> Người bị nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì?

Theo thống kê, tỷ lệ tử vong của uốn ván lên đến hơn 90%. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh uốn ván cao nhất chính là phụ nữ mang thai khi chuyển dạ, hoặc lúc trẻ sơ sinh cắt rốn hoặc qua vết thương hở…

Thế nên việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu đầy đủ chính là giải pháp bảo vệ cho cả mẹ và bé khỏi bệnh uốn ván, là tiền đề quan trọng chuẩn bị cho thời điểm sinh con.

Mẹ bầu cần tiêm phòng vắc xin uốn ván vào thời điểm được chỉ định trong thai kỳ. Tiêm phòng đầy đủ sẽ giúp cơ thể mẹ tự tạo ra kháng thể để phòng tránh lây nhiễm và mắc bệnh khi sinh. Đồng thời hỗ trợ cơ thể trẻ hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm sau ra đời.

Vaccine uốn ván đã được kiểm định kỹ lưỡng nên rất an toàn, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Vì thế mẹ hãy tuân thủ theo đúng lịch tiêm phòng uốn ván theo đúng chỉ định của bác sĩ nhé.

>>> Bị nóng trong người nên uống gì để thanh nhiệt cơ thể?

Lịch tiêm phòng uốn ván cho mẹ bầu

Mẹ bầu chưa tiêm ngừa uốn ván

Với mẹ bầu chưa được tiêm ngừa uốn ván hay không rõ tiền sử tiêm trước đó sẽ có lịch tiêm phòng uốn ván gồm 5 mũi sau:

  • Mũi 1: Tiêm ngay trong độ tuổi sinh đẻ hoặc khi lần đầu mang thai.
  • Mũi 2: Tiêm ít nhất 1 tháng sau mũi 1.
  • Mũi 3: Tiêm ít nhất 6 tháng sau mũi tiêm 2 hoặc trong lần mang thai sau.
  • Mũi 4: Tiêm ít nhất 1 năm sau mũi tiêm 3 hoặc trong lần mang thai sau.
  • Mũi 5: Tiêm ít nhất 1 năm sau mũi tiêm thứ 4 hoặc trong lần mang thai sau.

Nếu thời gian giữa các mũi tiêm chậm hơn so với lịch tiêm, thì mẹ vẫn có thể tiêm mũi kế tiếp mà không cần tiêm lại từ đầu.

>>> Quà tặng cho ông bà cực ý nghĩa

Phụ nữ đã tiêm đủ 3 mũi trước đó

Với phụ nữ đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin uốn ván đủ thành phần của liều cơ bản thì tiêm tiếp theo lịch sau:

  • Mũi 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu.
  • Mũi 2: Tiêm ít nhất 1 tháng sau mũi tiêm đầu.
  • Mũi 3: Tiêm ít nhất 1 năm sau mũi tiêm thứ 2.

Với trường hợp tiêm phòng uốn ván cho bà bầu đã đủ 3 mũi và 1 liều nhắc lại thì lần tiêm sau sẽ là:

  • Mũi 1: Tiêm sau khi có thai lần đầu.
  • Mũi 2: Tiêm ít nhất 1 năm sau mũi tiêm đầu.

>>> Uống nước lá vối có tác dụng gì với sức khỏe

Phụ nữ mang thai lần đầu

Trường hợp mang thai lần đầu, lịch tiêm vắc xin uốn ván cho thai phụ như sau:

  • Mũi 1: Tiêm vào thời điểm thai kỳ được 20 tuần trở lên. Không được tiêm trước thời gian này vì thai nhi chưa phát triển ổn định.
  • Mũi 2: Tiêm sau thời gian tiêm mũi 1 ít nhất 30 ngày và tiêm trước ngày sinh ít nhất 30 ngày.

Tiêm uốn ván cho mẹ bầu lần 2:

  • Nếu khoảng cách mang thai giữa lần đầu và lần 2 không quá 5 tháng và đã tiêm đủ 2 liều uốn ván ở lần mang thai đầu, thì chỉ cần tiêm thêm 1 mũi uốn ván sau khi thai nhi được 24 tuần.
  • Nếu khoảng cách giữa hai lần mang thai là 5 năm hoặc chỉ được tiêm 1 mũi uốn ván ở lần mang thai trước thì cần phải tiêm cả 2 liều như khi mang thai lần đầu.

Những điều cần biết khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu có thể gây dị ứng hoặc sưng đau tại chỗ. Tuy nhiên bạn không nên quá lo lắng vì đó là những phản ứng phụ sẽ tự khỏi và không cần chườm đá hay dùng thuốc. Nhưng trước đó cần lựa chọn địa chỉ tiêm uy tín để tránh gặp phải những vấn đề không đáng có.

Ngoài tiêm vắc xin uốn ván, thai phụ từ 27 – 35 tuần có thể tiêm phòng thêm vắc xin phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván nhằm đề phòng ho gà sớm cho trẻ sơ sinh, nếu trước khi mang thai chưa tiêm loại vắc xin này.

>>> Lợi ích của nước rau má đối với cơ thể

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của Yến Sào Vĩnh Phước về lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu theo quy định của Bộ Y tế. Hi vọng các thông tin này sẽ giúp chị em có thêm kiến thức hữu ích để trải qua một thai kỳ khỏe mạnh, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Nếu bạn muốn được tư vấn kỹ hơn thì có thể nhanh chóng liên hệ ngay cho Yến Sào Vĩnh Phước để được giải đáp. Mọi chi tiết xin liên hệ:

Bài viết liên quan