Yến sào rất giàu protein, chứa nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu và các nguyên tố vi lượng. Nổi tiếng là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, lại lành tính, không kén người sử dụng. Tuy nhiên, không phải lúc nào ăn yến cũng mang lại hiệu quả như mong đợi. Vậy khi nào không nên ăn yến sào? Hãy cùng Yến sào Vĩnh Phước khám phá thêm nhiều thông tin hữu ích ở bài viết dưới đây nhé!

Khi nào không nên ăn yến sào?

Nhiều nhà khoa học và chuyên gia đã nghiên cứu và chỉ ra rằng không nên ăn yến sào khi cơ thể đang mắc các vấn đề về sức khỏe như:

  • Bị cảm, phong hàn, phong nhiệt;
  • Đầy bụng, chướng hơi, ăn không tiêu;
  • Đau bụng, đi ngoài, phân lỏng…

Việc ăn yến vào những thời điểm trên sẽ càng làm cho cơ thể khó chịu và bệnh nặng hơn.

>>> Bé mấy tháng tuổi có thể ăn được yến sào? Tác hại nếu cho bé ăn quá sớm

Xét theo trong Đông y, yến sào có vị ngọt, tính bình, vào các kinh phế và vị, tác dụng dưỡng âm, bổ phế, tiêu đàm, trừ ho, định suyễn. Tuy nhiên những người tỳ vị hư, cảm mạo, phong hàn, phong nhiệt, bụng đầy chướng, ăn không tiêu, đau bụng, đi ngoài, phân lỏng, cơ thể hàn lạnh hay có triệu chứng viêm ngoài da, viêm phế quản cấp, viêm nhiễm đường tiết niệu, sốt thực nhiệt… thì không nên dùng yến.

Nguyên nhân là bởi trong yến sào có nhiều chất dinh dưỡng, mà cơ thể lúc này hệ tiêu hóa hoạt động yếu. Quá trình chuyển hóa kém, bổ sung thêm yến sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, khiến bệnh ngày càng nặng hơn.

>>> Trẻ bị hen suyễn, có nên ăn yến sào?

Những đối tượng nên ăn yến sào 

Bên cạnh những thời điểm nên ăn yến sào, thì cũng có những đối tượng mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên tích cực bổ sung yến sào. Cụ thể:

Trẻ em biếng ăn, suy dinh dưỡng, thấp còi nên ăn yến sào

Yến sào có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, kích thích tiêu hóa và vị giác. Giúp trẻ ăn ngon miệng và hỗ trợ phát triển chiều cao tối ưu cho trẻ.

Phụ nữ muốn cải thiện làn da, làm đẹp

Yến sào chứa nhiều Threonine là chất hình thành Elastine và Collagen giúp ngăn ngừa lão hóa. Bổ sung yến sào đều đặn sẽ giúp duy trì làn da căng mịn, tươi trẻ, ngăn ngừa lão hóa, giúp kéo dài nét thanh xuân cho chị em.

>>> Những sai lầm khi bổ sung yến sào vừa mất hết chất vừa hại sức khỏe

Phụ nữ mang thai và sau sinh

Yến sào cung cấp các dưỡng chất bồi bổ cho mẹ bầu, giúp thai nhi phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Bên cạnh đó, giúp mẹ bầu ăn ngon miệng hơn và giảm đang kể các triệu chứng ốm nghén.

Sau sinh, phụ nữ ăn yến sẽ có tác dụng tạo nhiều sữa mẹ với nhiều chất dinh dưỡng, mẹ hồi phục sức khỏe và vóc dáng nhanh chóng.

Người lớn tuổi, người bệnh, người sau phẫu thuật

Trong yến sào còn chứa các nguyên tố vi lượng thiết yếu như kẽm, đồng, sắt, magie,… Những khoáng chất này rất tốt cho hệ thần kinh, hỗ trợ tăng cường trí nhớ cho người cao tuổi.

Với hàm lượng protein cao, bổ sung yến sào cho người bệnh sau phẫu thuật sẽ giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng, tinh thần thần thoải mái hơn.

>>> Nhân sâm bổ dưỡng, nhưng không thể dùng tùy tiện!

Những người làm việc căng thẳng

Người làm việc căng thẳng ăn yến hỗ trợ giảm mệt mỏi tinh thần, bồi dưỡng cơ thể khỏe khắn, dẻo dai.

Những đối tượng không nên ăn yến sào?

Ngoài việc cần biết khi nào không nên ăn yến sào? Thì cũng cần lưu ý các đối tượng không nên ăn yến sào.

>>> Ung thư vòm họng có ăn yến sào được không?

Trẻ em dưới 1 tuổi không nên dùng yến sào

Vì hệ tiêu hóa của bé trong giai đoạn này vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh. Dùng yến trong các món ăn sẽ gây khó tiêu cho trẻ.

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên ăn yến sào

Để đảm bảo không bị lạnh bụng theo quan điểm của Đông Y. Từ tháng thứ 4 trở đi bà bầu nên ăn yến sào để bảo vệ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, đẹp da và giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.

>>> Hậu quả khi cơ thể thiếu Protein

Mẹ bỉm mới sinh đang trong thời gian ở cữ không nên dùng yến sào.

Nếu muốn sử dụng hãy để qua thời gian ở cữ, tẩm bổ vẫn chưa muộn.

Những đối tượng khác

Bên cạnh đó còn có những người những người tỳ vị hư, cảm mạo, phong hàn, phong nhiệt, bụng đầy chướng, ăn không tiêu, đau bụng, đi ngoài, phân lỏng, cơ thể hàn lạnh hay có triệu chứng viêm ngoài da, viêm phế quản cấp, viêm nhiễm đường tiết niệu, sốt thực nhiệt,… cũng không nên dùng yến sào.

Với những thông tin ở trên, bạn đã biết được khi nào không nên ăn yến sào. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp kiến thức hữu ích cho bạn.

>>> Top 5 lầm tưởng phổ biến về yến sào

Mọi thông tin liên hệ:

Bài viết liên quan