Để quá trình phục hồi vết thương hở thì bên cạnh vệ sinh đúng cách để tránh nhiễm trùng, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng. Từ lâu yến sào được biết đến là món ăn bổ dưỡng, cũng phục hồi sức khỏe vô cùng tốt. Vậy đối với những người bị vết thương hở có ăn yến sào được không? Hãy cùng Yến Sào Vĩnh Phước tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Vết thương hở có ăn yến sào được không?

Theo kết quả nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, trong yến sào có chứa 55-60% là protein. Cùng với đó là hơn 18 loại acid amin quý hiếm và 31 nguyên tố vi lượng

Đây đều là những dưỡng chất quan trọng góp phần tăng cường miễn dịch, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương và kích thích vị giác, giúp hồi phục sức khỏe nhanh chóng.

Vậy người đang bị vết thương hở có ăn yến được không? Hoàn toàn nên và cần tích cực bổ sung yến vào chế độ dinh dưỡng cho người có vết thương hở, người bệnh, người đang cần phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

>>> Yến sào sau khi ngâm nước để được bao lâu?

Bị vết thương hở ăn yến có tác dụng gì?

Dựa theo báo cáo về dinh dưỡng, trung bình trong mỗi 100gr yến sào có chứa:

  • Protein: 50 – 60%
  • Proline: 5.27%
  • Acid aspartic: 4.69%
  • Sắt: 27.90 %.

Nhờ vào giá trị dinh dưỡng cao, yến sào có khả năng bù đắp và phục hồi năng lượng, hỗ trợ tái tạo các mô liên kết và tế bào mới, kháng khuẩn chống viêm và nhiều lợi ích khác.

>>> Nên chưng yến sào trong bao lâu để đảm bảo yến ngon?

Ngăn ngừa nhiễm trùng

Vết thương hở rất dễ gặp phải tình trạng nhiễm trùng. Do đó, tăng cường bổ sung yến sào vào chế độ dinh dưỡng sẽ giúp tăng hàm lượng Threonine và N-acetylneuraminic acid, Đồng, Canxi, Kẽm,… Hỗ trợ giảm viêm hiệu quả, đẩy lùi vi khuẩn, virus và ngăn ngừa vết thương hở bị nhiễm trùng.

Nhanh chóng lành vết thương

Trong yến sào có chứa 18 loại acid amin, đặc biệt là acid valine, isoleusine…có tác dụng phục hồi và chữa lành vết thương, tăng hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm khuẩn vết thương hở.

Các vi chất có trong yến sào sẽ hỗ trợ tái tạo tế bào, tăng tốc độ hồi phục bằng cách đẩy mạnh quá trình phân bào. Bằng cách đó, các vết thương sẽ hồi phục nhanh từ bên trong, giảm thời gian điều trị, cũng như giảm được những vấn đề về nhiễm trùng trong khoảng thời gian liền vết thương.

>>> Giải đáp chi tiết: Khi nào không nên ăn yến sào?

Tăng cường hệ miễn dịch

Trong yến sào có chứa hàm lượng Threonine, N-acetylneuraminic acid với công dụng tăng tốc độ tạo ra tế bào B – tế bào bạch cầu sản sinh ra kháng thể. Nhờ lượng kháng thể lớn sẽ giúp hệ miễn dịch cơ thể được cải thiện, qua đó tránh được những nguy cơ tiềm ẩn từ môi trường.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Khi cơ thể có vết thương hở, người bệnh cần phải tránh vận động đi lại, điều này ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của cơ thể, dẫn đến các hiệu tượng cơ thể không hấp thụ được các chất dinh dưỡng cần thiết, ăn uống khó khăn, đặc biệt là táo bón.

Lúc này bệnh nhân nên sử dụng những sản phẩm mềm, dễ tiêu hóa. Yến sào là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, với một lượng vừa đủ, cơ thể cũng đã hấp thụ dễ dàng gần như toàn bộ các vi chất cần thiết, giúp quá trình lành vết thương hở diễn ra nhanh chóng hơn.

>>> Top 5 lầm tưởng phổ biến về yến sào

Kích thích ăn ngon

Thành phần Threonine có khả năng làm giảm chứng rối loạn đường ruột, khó tiêu và ngừa bệnh viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó, với Phenylalanine và Cystine sẽ giúp kích thích vị giác, tăng cường niêm mạc dạ dày và làm khỏe mạnh đường tiêu hóa.

Hỗ trợ làm mờ vết sẹo

Bên cạnh tác dụng chữa lành, Threonine, Lysine trong tổ yến còn góp phần kích thích sản sinh collagen và elastine. Nhờ đó giảm nguy cơ tổn thương đối với các tế bào và mô liên kết mới, hạn chế để lại sẹo lồi, sẹo đỏ khó điều trị.

Có vết thương hở khi ăn yến cần lưu ý gì?

Bên cạnh việc quan tâm đến vấn đề vết thương hở có ăn yến được không? Khi sử dụng yến sào cho người có vết thương hở, cũng cần lưu ý những điều sau:

  • Về liều lượng: Chỉ nên ăn khoảng 5gr/ngày và tối đa 3 ngày/tuần
  • Thời điểm ăn: Sử dụng yến lúc bụng đói cho các bữa phụ. Ăn vào lúc sáng sớm sau khi thức dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ 1 tiếng đồng hồ.
  • Cách chế biến: Có thể chế biến thành các món như yến chưng đường phèn, yến chưng hạt sen. Khi vết thương dần khép miệng và phục hồi hoàn toàn thì chưng yến cùng táo đỏ, nấu cháo, súp yến để tăng hiệu quả đối với quá trình lành thương, tránh sẹo.
  • Không dùng yến và thuốc điều trị/ thuốc kháng sinh cùng một lúc. Nên sử dụng cách nhau khoảng 2 tiếng đồng hồ.

>>> Hậu quả khi cơ thể thiếu Protein

Hy vọng với những thông tin trên đã giải đáp được thắc mắc vết thương hở có ăn yến được không, giúp bạn có thêm kiến thức dinh dưỡng chăm sóc người bệnh một cách khoa học, hợp lý để vết thương mau chóng phục hồi, an toàn, không biến chứng. Nếu còn thắc mắc hãy liên hệ ngay với Yến Sào Vĩnh Phước để được tư vấn và đặt mua yến sào chất lượng nhé!

Mọi thông tin liên hệ:

Bài viết liên quan