Gừng tươi ngoài là gia vị giúp tăng thêm hương vị cho món ăn, mà theo Đông y, gừng có tính ấm và được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc dân gian. Vậy công dụng của nước gừng tươi có tác dụng gì đới với sức khỏe? Hãy cùng Yến sào Vĩnh Phước tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

Công dụng của nước gừng tươi

Nước gừng có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe, nhờ vào những thành phần hoạt chất có trong gừng. Cụ thể:

>>> Bị tiêu chảy nên ăn gì để nhanh chóng hồi phục?

Cải thiện chứng mất ngủ

Vì gừng có tính nóng, vị cay nồng giúp làm ấm cơ thể, nhờ đó tăng cường lưu thông máu, tạo sự thư giãn và thoải mái đầu óc. Tinh dầu và các chất cay trong gừng cũng giúp chống viêm, xua tan mệt mỏi và hỗ trợ cải thiện chứng mất ngủ hiệu quả.

Giúp giảm cân

Gừng chính là thức uống hỗ trợ giảm cân an toàn và khoa học mà rất nhiều chị em chưa biết. Hoạt curcumin và pinanol trong gừng tạo phản ứng nhiệt, ngăn ngừa quá trình tích lũy, đốt cháy mỡ thừa.

Ngoài ra, các thành phần sinh học như gingerol, shogaol còn có khả năng thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động và quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn. Hơn nữa, trà gừng có thể kéo dài cảm giác no, giảm thèm ăn. Bạn có thể kết hợp gừng cùng mật ong để dễ uống và tăng hiệu quả giảm cân. 

>>> Vừa phẫu thuật xong nên ăn những thực phẩm này để nhanh chóng hồi phục

Hỗ trợ cải thiện tình trạng đau lưng và đau vai

Công dụng của nước gừng tươi chính là tăng cường lưu thông máu, từ đó giảm cảm giác đau lưng và đau vai rất hiệu quả. Bạn có thể lấy bã gừng trộn với dầu giấm, mật ong. Sau đó đem hỗn hợp này massage lên vùng bị đau, giúp cơ bắp được thoải mái, giảm đau tốt hơn. 

Trị giun kim đường tiêu hóa

Trong nước gừng có chứa nhiều chất ức chế sự phát triển của trứng và giun kim trưởng thành trong đường tiêu hóa. Uống mỗi ngày một cốc gừng nóng và kiên trì trong khoảng 10 ngày để có tác dụng diệt giun kim hiệu quả. 

>>> Gymer nên ăn gì để tăng cường hiệu quả trước buổi tập?

Phòng ngừa và cải thiện vấn đề răng miệng

Những người bị sâu răng, uống nước gừng thường xuyên sẽ giúp giảm đau, lại có thể loại bỏ một phần vi sinh vật gây sâu răng trong khoang miệng. 

Giải rượu bia

Nhiều người vẫn dùng nước gừng sau khi dùng đồ uống có cồn, vậy nước gừng tươi có tác dụng gì sau khi uống rượu bia? Dùng nước gừng sau khi uống bia rượu có tác dụng hỗ trợ quá trình lưu thông máu. 

Hơn nữa, tính nóng của gừng giúp tiêu tan lượng cồn, nhanh chóng giúp cơ thể tỉnh táo và giảm tình trạng đau đầu sau những cơn say. Bạn có thể dùng nước gừng nóng cùng chút mật ong và uống thành nhiều lần để tăng hiệu quả giải rượu.

>>> Trẻ nhỏ bị ho nên ăn gì để nhanh chóng khỏi bệnh

Tốt cho người bị tiểu đường, phòng ngừa ung thư

Các hoạt chất trong gừng có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư, hỗ trợ diệt các tế bào này. Ngoài ra,nhờ khả năng giảm nồng độ cholesterol và cân bằng nồng độ đường huyết trong cơ thể làm giảm nguy cơ hình thành bệnh tiểu đường. 

Nâng cao sức đề kháng

Uống nước gừng còn hỗ trợ cơ thể tăng cường sức khỏe, nâng cao đề kháng. Nhờ tác dụng kháng các loại vi khuẩn, virus, nấm giúp nâng cao miễn dịch, ngăn chặn các tác nhân xấu từ bên ngoài tác động tới cơ thể. Đặc biệt, trong trường hợp bị cảm lạnh, cúm dùng nước gừng rất hiệu quả. 

>>> Nước lá tía tô có lợi ích gì với sức khỏe?

Giảm đau bụng do khó tiêu, kinh nguyệt

Nhờ tính ấm, nước gừng có tác dụng tích cực hỗ trợ lưu thông máu vùng bụng. Do đó, uống nước gừng ấm sẽ giảm nhanh các triệu chứng đau bụng do khó tiêu và kinh nguyệt gây ra. Ngoài ra, nhờ mùi tinh dầu dễ chịu dùng gừng cũng có tác dụng chống say tàu xe hiệu quả. 

Hướng dẫn dùng nước gừng đúng cách

Như vậy, bạn đã biết uống nước gừng có tác dụng gì? Nhưng không phải lúc nào cũng dùng nước gừng, bạn cần biết những thông tin sau đây để có các sử dụng hiệu quả nhất. 

Không nên gọt vỏ gừng, nên kết hợp với các nguyên liệu khác

Vỏ gừng có nhiều công dụng chữa bệnh, vậy nên khi nấu nước gừng không nên gọt vỏ. Hãy kết hợp gừng cùng chanh, mật ong tùy thuộc vào mục đích điều trị để dễ uống và tăng thêm hiệu quả. Ngoài ra, theo các chuyên gia khuyến cáo, không nên uống trà gừng quá nhiều, chỉ dùng tối đa 5gr gừng mỗi ngày là đủ.

>>> Nên ăn gì và không nên ăn gì khi bị ngộ độc thực phẩm?

Không dùng nước gừng cho phụ nữ nửa kỳ cuối mang thai, người sỏi mật

Trong nửa cuối thai kỳ, nên hạn chế dùng nước gừng vì có thể gây tăng huyết áp, nguy hiểm cho thai phụ. Trong thời kỳ cho con bú, phụ nữ cũng không nên ăn gừng bởi các chất trong gừng có thể đi và sữa mẹ gây chứng mất ngủ ở trẻ. Do tính cay nóng vốn có của gừng, nhưng người bị sỏi mật cũng không nên uống nước gừng. Do các viên sỏi có thể bị mắc kẹt, uống thuốc không thể làm tiêu tan hoặc đẩy sỏi ra ngoài được. 

>>> Những thực phẩm bổ sung cho bà bầu thiếu máu

Không dùng nước gừng buổi tối

Để chữa bệnh mất ngủ nên uống nước gừng vào buổi sáng và buổi chiều mới phát huy hết công dụng. Nếu dùng buổi tối sẽ kích thích lưu thông máu khiến chứng mất ngủ thêm trầm trọng.

Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi uống nước gừng có tác dụng gì và cách sử dụng gừng đúng cách. Bạn có thể dùng thêm yến sào để tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh toàn diện.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

Bài viết liên quan