Yến sàohồng sâm đều là hai nguyên liệu quá quen thuộc trong trong các thực phẩm tốt cho sức khỏe. Tự tay chế biến món yến sào chưng hồng sâm thực chất không quá cầu kỳ khó khăn, mà hơn nữa sẽ giúp đảm bảo an toàn vệ sinh và tăng thêm phần bổ dưỡng. Với những bí quyết mà Yến Sào Vĩnh Phướcchia sẻ trong bài viết hôm nay, thì đảm bảo ai ăn cũng sẽ phải mê món yến sào chưng cất cùng hồng sâm chuẩn nhà làm của bạn.

Lợi ích của tổ yến chưng hồng sâm mang lại

Nếu cơ thể thường xuyên bổ sung món tổ yến chưng hồng sâm sẽ mang lại cho người dụng nhiều lợi ích sức khỏe, cụ thể:

  • Ngăn ngừa quá trình lão hóa, tăng cường sản xuất Collagen tự nhiên cho cơ thể, tăng cường đàn hồi, mang đến làn da tươi trẻ, căng mịn.
  • Tăng cường sức đề kháng, bồi bổ khí huyết
  • Thúc đẩy nhanh chóng hồi phục vết thương.
  • Tăng cường chức năng hệ tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng và kích thích ăn ngon miệng hơn.
  • Tăng cường trí nhớ và tốt cho lưu thông tuần hoàn máu não, cải thiện chứng suy giảm trí nhớ.
  • Bảo vệ tim mạch, ổn định huyết áp.
  • Tăng cường sinh lý nam, nữ

>>> Gan nhiễm mỡ cần chú ý: Nên ăn gì, không nên ăn gì?

Nguyên liệu cần chuẩn bị để chế biến yến sào chưng cùng với hồng sâm

Để thực hiện món yến sào chưng hồng sâm bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu cần thiết sau sau:

  • Tổ yến: 2-4gr
  • Nhân sâm: 1gr
  • Gừng tươi: 2 lát mỏng
  • Đường phèn theo khẩu vị

Cách sơ chế tổ yến và hồng sâm

Cách sơ chế tổ yến:

Đối với tổ yến thô:

Ngâm tổ yến trong nước từ 1 – 2 tiếng đến khi mềm thì vớt ra Sử dụng nhíp để loại bỏ lông và tạp chất trong tổ yến. Sau đó rây sạch lại với nước.

>>> Thực phẩm ổn định sức khỏe cho người bị cao huyết áp

Đối với tổ yến tinh chế:

Yến tinh chế chỉ cần ngâm trong nước sạch khoảng 20-30 phút, vớt ra rây lại với nước rồi để ráo.

Cách sơ chế hồng sâm: 

Lấy lượng hồng sâm vừa đủ dùng, đem cho vào nồi hấp đến khi chín mềm thì thái thành từng lát mỏng.

Chế biến

Để có được một món yến sào chưng hồng sâm thành công ngay lần đầu bạn cần thực hiện đúng những bước như sau:

Bước 1: Cho phần tổ yến đã được sơ chế cùng 200ml nước vào thố sứ chưng cách thủy với lửa vừa trong vòng 30 phút, đến khi phần sợ yến mềm và tách đều là được.

Bước 2: Cho phần hồng sâm đã xắt mỏng vào thố đựng yến và chưng thêm khoảng 10-15 phút nữa

Bước 3: Thêm đường phèn và gừng vào sau cùng, bạn có thể gia giảm lượng đường tùy theo khẩu vị. Chưng thêm khoảng 5 phút rồi tắt bếp.

>>> Thực phẩm tốt cho tim mạch và những điều cần lưu ý về bệnh tim mạch

Chú ý khi chế biến:

Trong quá trình cách thủy bạn cần chú ý mức lửa vừa đủ, không để lửa quá lớn khiến phần yến sào quá 100 độ C. Bởi nhiệt độ quá lớn sẽ khiến các chất dinh dưỡng bị giảm đi một phần đấy.

Ngoài ra, nếu bạn nào không thích vị gừng hay có thể ăn được vị yến sào tự nhiên thì cũng có thể không cần cho gừng vào nhé.

Ăn yến sào chưng hồng sâm sao cho đúng?

Món yến sào chưng nhân sâm là món đại bổ nên thực chất bạn không nên ăn quá nhiều. Tốt nhất hãy chỉ thưởng thức nó một tuần từ 2 – 3 lần với mà thôi, với người cao tuổi, trẻ nhỏ đang trong thời kỳ phát triển thì nên dùng 2 lần/ tuần với lượng bằng ½ công thức trên.

Ngoài ra thì món yến sào chưng nhân sâm có thể ăn nóng hay lạnh đều không ảnh hưởng gì nhiều đến giá trị dinh dưỡng.

>>> Yến sào Khánh Hòa có tốt không? Địa chỉ mua yến sào Khánh Hòa uy tín

Tuy nhiên, tốt nhất thì bạn vẫn nên ăn ngay khi còn ấm và dùng luôn trong ngày. Nếu không dùng hết hãy bảo quản phần còn thừa trong điều kiện nhiệt độ từ 6 – 8 độ C.

Nên ăn yến sào chưng hồng sâm vào buổi sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.

Những ai nên ăn và không nên ăn yến sào chưng hồng sâm?

Mặc dù ăn yến sào chưng hồng sâm rất có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng là đối tượng được khuyên nên ăn đâu nhé. Cụ thể bạn cần chú ý như sau:

Đối tượng nên ăn yến sào chưng hồng sâm
  • Người mới ốm dậy, bị suy nhược cơ thể
  • Người thường xuyên mệt mỏi, bị căng thẳng, mất ngủ
  • Người muốn cải thiện sắc đẹp, làn da, giữ nét tươi trẻ
  • Người cần bồi bổ sức khỏe, muốn tăng sức đề kháng, cải thiện chức năng tiêu hóa

>>> Thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi bị đau răng

Đối tượng không nên ăn yến sào chưng hồng sâm
  • Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ
  • Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi cần cân nhắc
  • Người bị đau bụng, tiêu chảy, đi phân nát, phân lỏng
  • Người đang bị nôn mửa, bị các bệnh lý dạ dày
  • Người bị tiểu đường

Trên đây là bí quyết để giúp bạn có được món yến sào chưng hồng sâm bổ dưỡng ngay tại nhà. Hy vọng những thông tin mà Yến Sào Vĩnh Phước mang đến hôm nay đã giúp bạn có nhiều điều bổ ích. Cùng tìm đọc thêm các bài viết khác của Yến Sào Vĩnh Phước để có thêm những công thức nấu nhiều món cùng yến sào hơn nữa nhé!

>>> Những món canh bổ dưỡng cho người bệnh

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Bài viết liên quan