Nhiều ý kiến cho rằng, người đang bị cảm không nên ăn yến sào, vì chúng sẽ không thể nào hấp thu được hết dinh dưỡng. Vậy người đang bị cảm ăn yến sào được không? Hãy cùng Yến Sào Vĩnh Phước tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

>>> Bệnh nhân đái tháo đường có nên dùng yến sào?

Người đang bị cảm có ăn yến sào được không?

Yến sào đối với người bệnh sẽ mang lại một số lợi ích nhờ vào các dưỡng chất quý giá có trong yến sào, giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ phục hồi nhanh chóng, và cải thiện sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng người đang bị cảm không nên ăn yến sào, mặc dù đây là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng vô cùng cao.

Lý do là vì thể trạng cơ thể lúc này khá yếu, không thể hấp thụ được hàm lượng dinh dưỡng cao từ yến sào. Việc ăn tổ yến sẽ vô tình làm tăng thêm gánh nặng cho hệ tiêu hóa của người bệnh. Điều này có thể dẫn đến những tác động hoàn toàn không tốt đối với cơ thể, khiến bệnh nhân chậm hồi phục, đặc biệt là:

  • Người bị sốt, cảm mạo, đau đầu.
  • Người bị đau bụng, đầy hơi, đầy bụng.
  • Người bệnh ho nhiều, có đờm.
  • Những người mắc viêm da, viêm phế quản cấp, các triệu chứng viêm tiết niệu hay viêm gan,…

>>> Tác dụng của yến sào đối với phụ nữ – Bí quyết sức khỏe và sắc đẹp

Vậy khi nào người ốm có thể dùng yến được?

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng chỉ sử dụng yến khi các triệu chứng bệnh đã giảm đáng kể. Một số tác dụng nổi bật của yến với sức khỏe người bệnh mới ốm dậy:

Kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng hơn

Crom, Protein và các Acid amin,… có tác dụng kích thích vị giác của người mới ốm dậy, giúp ăn uống ngon miệng hơn, hỗ trợ tiêu hóa và bù đắp năng lượng một cách hiệu quả.

Bổ phế, long đờm, giảm ho

Những người bị ho, ho có đờm, hen suyễn, cảm cúm, viêm phổi còn triệu chứng nhẹ có thể ăn yến. Bởi theo Đông y, yến có tác dụng dưỡng âm, bổ phế, cải thiện chức năng hệ hô hấp.

>>> Chế biến yến sào chưng đông trùng hạ thảo chuẩn vị thơm ngon

Tăng cường hệ miễn dịch, phục hồi sau ốm

Trong yến có chứa 18 loại Acid amin, nhiều chất chống oxy hóa và khoáng chất. Vì vậy, bệnh nhân mới ốm dậy có thể sử dụng yến để cải thiện đề kháng, hồi phục sức khỏe sau khi ốm dậy.

Liều lượng và thời điểm ăn yến sào phù hợp

Để sử dụng yến một cách hiệu quả cũng như hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực từ việc dùng sai, dùng không đúng cách, cần lưu ý những thông tin bao gồm:

Liều lượng

Liều lượng thích hợp có thể phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Tuy nhiên, một liều lượng thông thường là khoảng từ 1 đến 2 hũ yến/1 ngày. Trẻ em có thể giảm liều lượng, tùy thuộc vào độ tuổi và cân nặng. 

>>> Hướng dẫn bảo quản yến sào sau khi chế biến

Thời điểm ăn yến sào

Buổi sáng: Ăn vào buổi sáng sau khi thức dậy có thể giúp cơ thể hấp thụ tốt nhất các dưỡng chất.

Trước khi đi ngủ: Ăn yến sào trước khi đi ngủ giúp cơ thể phục hồi và tái tạo trong khi bạn ngủ.

Bảo quản yến sào đúng cách

Tổ yến thô: Bảo quản tại nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ. Tránh những nơi quá kín, có độ ẩm cao vì dễ làm yến bị mốc và hỏng.

Tổ yến tinh chế: Bảo quản tại nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc và hạn chế ánh sáng chiếu vào.

Tổ yến tinh chế ngâm nước: Làm khô yến, sau đó bảo quản trong hũ tại nơi thoáng mát.

Tổ yến tươi – yến chưa chưng: Sau khi sơ chế, để ráo nước và cho vào túi zip, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 7 ngày, hoặc bảo bảo quản trong ngăn đá từ 3 – 5 tháng.

>>> Top những thực phẩm giúp mau lành vết thương

Những sai lầm thường gặp khi sử dụng yến cho người ốm

Yến sào là thực phẩm bổ dưỡng, dễ sử dụng và chế biến. Nhưng vẫn có một số sai lầm mà người dùng thường gặp phải như:

Ăn yến quá thường xuyên

Người đang bị cảm, vừa ốm dậy, đặc biệt là người cao tuổi nếu ăn quá nhiều yến sẽ gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Liều lượng ăn yến tốt nhất là 2 – 3 lần/tuần, mỗi lần khoảng 1-3g.

>>> Nhưng tác dụng nổi bật của yến sào

Ăn yến cùng các bữa ăn trong ngày

Việc ăn yến ngay sau khi ăn sẽ không thể phát huy được hết hiệu quả và gây lãng phí. Nên ăn yến sao vào buổi sáng, khi đói hoặc vào các bữa phụ.

Chưng càng lâu càng ngon

Yến sào khi chưng trong thời gian dài sẽ khiến sợi yến bị nhão, giảm đi hương vị thơm ngon, vị thanh. Đồng thời, các chất dinh dưỡng của yến cũng bay hơi đáng kể. Do đó, chỉ nên chưng yến trong khoảng 20-30 phút.

Lưu ý: Yến sào không phải là phương thuốc chữa bệnh, nhưng nó có thể hỗ trợ cải thiện sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch.

>>> Danh sách thực phẩm cải thiện tiêu hóa tốt

Thông tin liên hệ:

Công Ty Cổ Phần Yến Sào Vĩnh Phước

Bài viết liên quan